Tôi chọn hai bài để tiến hành dạy thực nghiệm. Bài 23, lớp 10: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII” và Bài 23, lớp 12: “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)”.
Để chuẩn bị cho bài thực nghiệm, tôi tiến hành theo các bước như sau:
Thứ nhất, lựa chọn bài thực nghiệm phù hợp với nội dung, chương trình
của các khối, lớp.
36download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com
Thứ hai, soạn giáo án thực nghiệm. Trước khi soạn giáo án tôi tìm hiểu
tình hình học tập của HS qua GV bộ môn.
Thứ ba, báo cáo với Ban giám hiệu, Tổ bộ môn của trường mà mình sẽ
tiến hành thực nghiệm về nội dung, mục đích, ý nghĩa để được nhà trường, Tổ giúp đỡ tạo điều kiện.
Ở lớp đối chứng, giờ học được tiến hành chủ yếu thông qua thuyết trình, học sinh ghi chép kết hợp với vấn đáp. Khảo sát ý kiến của học sinh sau giờ học cho thấy học sinh dù nắm được kiến thức cơ bản, nhưng chưa được khắc sâu và học sinh chưa có hứng thú với bài học vì các hoạt động học tập còn chưa phong phú.
Giờ học thực nghiệm được triển khai với việc sử dụng đa dạng nhiều phương pháp dạy học khác, trong đó học sinh là người chủ động lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đều hứng thú với bài học. Đặc biệt là với những kiến thức mới mà trong sách giáo khoa còn đưa vào một cách hạn chế như vấn đề xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của vương triều Tây Sơn, tôi đã sử dụng đa dạng các phương pháp như: sử dụng tài liệu tham khảo, tường thuật, miêu tả, đồ dùng trực quan (bản đồ lịch sử, lược đồ, tranh ảnh, bảng biểu), làm việc nhóm.... (Phụ lục 3).
Thứ tư, để đánh giá kết quả cuối cùng của bài học, tôi tiến hành bài kiểm
tra nhanh vào cuối tiết dạy đó. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức giữa các lớp có nội dung hoàn toàn giống nhau, bám sát vào nội dung bài học và có đáp án cụ thể cũng như barem chấm điểm. (Phụ lục 4).
Trên cơ sở trên, tôi lấy kết quả kiểm tra HS để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá kết quả bài thực nghiệm.