Các kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về góp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 113 - 147)

vốn bằng nhãn hiệu

4.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế xã hội có tính chất định hướng chung cho hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu, định giá nhãn hiệu là cần thiết, nhằm mục đích tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc xây dựng, khai thác nhãn hiệu một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Loại bỏ và hạn chế những hành vi trục lợi, không trung thực, đồng thời khuyến khích những nhà doanh nghiệp trung thực, có tâm huyết bỏ vốn kinh doanh. Để thực hiện được ý tưởng này đòi hỏi sự quản lý vĩ mô và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. Để tránh tình trạng can thiệp tùy tiện bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan chức năng, vấn đề đặt ra là cùng với hoàn thiện các quy định của LDN phải đồng thời hoàn thiện các đạo luật khác như BLDS, Luật SHTT, LĐT, kế toán, thuế... sao cho tính công bằng và bình đẳng, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được đối xử không thiên vị hay kém thuận lợi hơn trong lĩnh vực đầu tư, nộp thuế, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận nguồn vốn cũng như công nghệ khoa học kỹ thuật

Hoàn thiện hệ thống pháp luật không là chưa đủ, ngày nay ở các nước công nghiệp phát triển cho thấy các thiết chế xã hội và kinh tế ngày càng tham gia vào quản lý xã hội nói chung, các hoạt động kinh tế nói riêng một cách có hiệu quả. Sự hiệu quả của các thiết chế này một mặt làm giảm bộ máy quan liêu hành chính, giảm gánh nặng chi tiêu ngân sách của nhà nước, các cơ quan quản lý chỉ giải quyết những lĩnh vực không thể xã hội hóa được, mặt khác khi các thiết chế này tham gia vào quản lý xã hội và nhà nước nó hạn chế tính độc quyền, tư tưởng áp đặt của các cơ quan quản lý, hạn chế sự tham nhũng. Các thiết chế kinh tế nhìn chung hoạt động như những doanh nghiệp sinh lời trong cơ chế cạnh tranh, do đó để tồn tại các thiết chế này phải ngày càng hoàn thiện tính chuyên nghiệp trong quá trình tham gia quản lý xã hội và kinh tế tốt hơn.

Hoàn thiện các quy định của LDN nói chung, các quy định pháp lý về góp vốn nói riêng, trong đó có cả các quy định pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu cần tiến hành đồng thời với việc hoàn thiện các thiết chế xã hội, kinh tế như kế toán doanh nghiệp, tư vấn, luật sư, tổ chức định giá và các tổ chức trọng tài giải quyết các tranh chấp thương mại.

Việc hoàn thiện các thiết chế này cần thực hiện theo hướng tạo lập hành lang pháp lý cho các thiết chế này hoạt động như những tổ chức độc lập, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật về sự trung thực, chính xác về các hoạt động tham gia vào quản lý xã hội, kinh tế và hoạt động theo cơ chế cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào các hoạt động xây dựng và phát triển nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân. Sự tham gia đó không chỉ dừng lại ở phạm vi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tham gia các điều ước quốc tế để bảo đảm bảo hộ đầy đủ và hiệu quả các nhãn hiệu mà cả dưới hình thức hỗ trợ tài chính, xây dựng chính sách, tuyên truyền, đào tạo nhân

4.2.2. Hoàn thiện các quy định về đảm bảo của nhà nước đối với hoạt động góp vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh, trong đó có góp vốn bằng nhãn hiệu

Như đã phân tích ở Chương 2, chủ doanh nghiệp và những thành viên góp vốn trước khi có ý tưởng thành lập doanh nghiệp, ngoài việc góp vốn, định hướng cho kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, họ cần phải biết một cách chính xác những quy định rõ ràng về sự bảo đảm của Nhà nước đối với việc thành lập, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là bảo đảm tài sản góp vốn, bảo đảm hoạt động kinh doanh trong đó có thị trường tiêu thụ sản phẩm, sinh lợi từ hoạt động kinh doanh.

Để bảo đảm của Nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp về tài sản, cơ cấu tổ chức hoạt động, thị trường tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận thu được không chỉ đơn thuần là các quy định của LDN là đủ mà nó còn liên quan đến rất nhiều các đạo luật trong hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế xã hội. Theo đó, các đạo luật trong hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế xã hội phải tạo ra hành lang pháp lý bình đẳng, công bằng, rõ ràng và minh bạch cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần sở hữu khác nhau được đối xử như nhau trong điều kiện giống nhau. Sự bình đẳng công bằng ở đây bao gồm các quy định về đầu tư, vốn và tài sản của doanh nghiệp, các chính sách thuế, thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng doanh nghiệp tiếp cận với các tổ chức tài chính tín dụng để huy động vốn. Sự minh bạch, rõ ràng được hiểu là trong trường hợp nào doanh nghiệp bị trưng dụng có bồi hoàn, cơ chế tính giá trị bồi hoàn, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, cơ chế giải quyết tranh chấp khi bồi hoàn không thỏa đáng.

Sự bảo đảm của Nhà nước đối với chủ ở hữu doanh nghiệp không chỉ được hiểu đơn thuần là sự bảo đảm đối với vốn tài sản của công ty, hoạt động kinh doanh, lợi nhuận thu được, mà còn bảo đảm cả trong trường hợp doanh

nghiệp luôn với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Nếu kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích cho xã hội, trước hết là cho chính chủ sở hữu doanh nghiệp thông qua lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, tiếp đến là tạo công ăn việc làm cho xã hội và thông qua tạo công ăn việc làm đã tạo thu nhập cho người dân, tiếp nữa là đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế phải nộp như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác, cuối cùng là thông qua lao động khả năng tư duy sáng tạo của con người không ngừng phát triển nâng cao, đồng thời một xã hội tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ ổn định hơn một xã hội có sức ép về giải quyết việc làm. Để mở rộng hoạt động kinh doanh đem lại lợi ích nhiều hơn nữa các nhà doanh nghiệp phải huy động vốn từ các nguồn vay.

Như vậy sự bảo đảm của Nhà nước đối với chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp là tất yếu, vì sự bảo đảm này đem lại lợi ích cho toàn xã hội, nhưng không phải lúc nào kinh doanh cũng thuận lợi và không phải doanh nghiệp nào cũng hoạt động hiệu quả sau khi được thành lập. Trong những trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản, những rủi ro xảy ra người gánh chịu đầu tiên là chủ sở hữu doanh nghiệp, nhưng sẽ là không công bằng và phi đạo lý nếu rủi ro này chủ sở hữu doanh nghiệp phải hoàn toàn gánh chịu. Để đem lại sự công bằng và đạo lý phải có sự bảo đảm của Nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản dựa trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa chủ sở hữu doanh nghiệp, chủ nợ khách hàng, người lao động và Nhà nước. Do đó việc quy định như thế nào là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, các quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp, cơ chế giải quyết cũng là một trong các biện

Đối chiếu những vấn đề phân tích trên vào thực trạng các quy định về sự bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp, LDN hoàn thiện các quy định về sự bảo đảm của Nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp khi góp vốn để đầu tư kinh doanh, đặc biệt là hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu có yếu tố nước ngoài theo hướng:

- Nhà nước công nhận sự tồn tại, phát triển bình đẳng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;

- Nhà nước không quốc hữu hóa hoặc tước quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hay những biện pháp tương tự như quốc hữu hóa, tước quyền sở hữu trừ trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hay vì lợi ích quốc gia/ lợi ích công cộng, theo phương thức không phân biệt đối xử;

- Trong trường hợp trưng dụng và mục đích công cộng (Luật cần quy định rõ mục đích công là những mục đích phục vụ cộng đồng chung như làm đường, công viên hay các công trình xã hội và chiến tranh) Nhà nước phải bồi hoàn cho chủ sở hữu;

- Việc bồi hoàn được thanh toán nhanh chóng không chậm trễ, đầy đủ và có hiệu quả. Giá trị bồi hoàn được tính theo giá thị trường tại thời điểm ngay trước khi trưng dụng bao gồm phần vốn của chủ sở hữu, lợi nhuận thu được, lãi vay theo lãi suất thương mại hợp lý. Khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình trưng dụng và bồi hoàn các doanh nghiệp có quyền khiếu kiện ra tòa án.

Bên cạnh sự hoàn thiện các quy định của LDN thì các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật và các thiết chế kinh tế, xã hội cũng cần hoàn thiện ví dụ như BLDS, Luật SHTT, LTM, LĐT...Điều này thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền của các cá nhân, pháp nhân trong hoạt động kinh doanh nói chung, trong đó có hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu. Bên cạnh

đó, nó còn thể hiện sự thực thi có trách nhiệm của Việt Nam đối với những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, đặc biệt là những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà gần đây Việt Nam tham gia như CPTPP, EVFTA…

4.2.3. Hoàn thiện các quy định liên quan đến thời điểm góp vốn và trách nhiệm cấp sai giấy chứng nhận phần góp vốn

Về thời điểm góp vốn, như mục đã phân tích ở trên, trong thực tế đời

sống kinh doanh việc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn thường được thực hiện trước khi công ty được thành lập, thời điểm thực hiện việc góp vốn là đòi hỏi khách quan, tuân theo những yêu cầu khách quan này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp, như vậy để thành công trong kinh doanh các nhà doanh nghiệp không thể góp vốn tùy theo ý chí chủ quan của họ mà phải tuân theo điều kiện thực tế khách quan.

Một trong những đặc tính quan trọng của pháp luật là tính khách quan, như vậy thời điểm góp vốn được thực hiện ngay cả trước khi công ty được thành lập là một thực tế khách quan, do vậy LDN không thể quy định là thời điểm góp vốn được thực hiện sau khi công ty được thành lập. Quy định như LDN hiện hành như đã phân tích là bất cập khi giải quyết những tranh chấp phát sinh về góp vốn trong những trường hợp công ty được thành lập hoặc không được thành lập và cơ sở pháp lý để ghi vào sổ kế toán các tài khoản cũng như các báo cáo tài chính của công ty.

Để giải quyết vấn đề trên LDN cần thay đổi quy định về thời điểm góp vốn nhằm điều chỉnh các quan hệ về góp vốn của các thành viên tham gia góp vốn của công ty, là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên góp vốn với nhau và giữa các thành viên với người thứ ba trong trường hợp công ty được thành lập, hay không được thành lập, quy định

thời việc thay đổi quy định về thời điểm góp vốn của LDN hiện hành loại bỏ được sự mâu thuẫn giữa LDN với các văn bản pháp luật khác. Như vậy, LDN có thể thay đổi quy định về thời điểm góp vốn theo hướng hoàn thiện sau: Góp vốn là hành vi của các thành viên có ý tưởng thành lập công ty hoặc tham gia trở thành thành viên của công ty bằng việc cung cấp các dịch vụ hay góp tài sản nhằm mục đích thành lập công ty hoặc vì sự hoạt động của công ty một cách công khai, minh bạch.

Về vấn đề tiếp nhận thành viên mới để tăng vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thông qua hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu nói riêng và góp vốn bằng tài sản nói chung, LDN 2020 cần bổ sung quy định theo hướng: trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, thành viên mới được công ty tiếp nhận có quyền góp hoặc cam kết góp vốn vào vốn Điều lệ của công ty, thời gian cam kết góp do các bên thỏa thuận nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày được công ty tiếp nhận và công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (khi công ty hoàn tất thủ tục đăng ký bổ sung thành viên mới ở cơ quan đăng ký kinh doanh); trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp.

Về trách nhiệm cấp sai giấy chứng nhận phần vốn góp, như đã phân

tích về vấn đề này trong phần thực trạng của pháp luật tại mục 3.5 tại Chương 3, hiện nay LDN 2020 không quy định về trách nhiệm cụ thể liên quan đến sai sót trong quá trình cấp giấy chứng nhận phần vốn góp đối với trường hợp góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên. Do đó, cần có quy định bổ sung về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của Công ty đối với trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức của giấy chứng nhận. Bởi vì họ là người ký và phát hành Giấy chứng nhận theo quy

Cụ thể hơn, về nội dung này, NCS đề xuất đưa khoản 7 Điều 47 LDN 2020 thành khoản 8 và bổ sung khoản 7 cho Điều khoản này với nội dung như sau:

Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức của giấy chứng phần vốn góp do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Người đại diện theo pháp luật của Công ty chịu trách

nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra.

4.2.4. Hoàn thiện các quy định tài sản góp vốn

4.2.4.1. Về khái niệm tài sản góp vốn

Mặc dù khái niệm TSTT là một khái niệm đã được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có bất kỳ một văn bản nào quy định khái niệm TSTT nhưng đã có khái niệm quyền TSTT trong Luật SHTT "Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với TSTT, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng" [49, Khoản 1 Điều 4]. Thông qua các khái niệm về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng để hiểu thế nào là TSTT. Theo đó, TSTT được hiểu bao gồm: các tác phẩm văn học, nghệ thuật,

khoa học; các chương trình biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình

phát sóng; các sáng chế; các kiểu dáng công nghiệp; các bí mật kinh doanh; các nhãn hiệu; bản quyền, bằng sáng chế, bí quyết thương mại, bí quyết kinh doanh; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; giống cây trồng mới; thiết kế bố trí

mạch tích hợp bán dẫn... Khái niệm "tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 113 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)