Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 34 - 36)

Từ tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả phân bổ, luận án nhận thấy: Các nghiên

cứu trước thường chỉ tập trung vào xem xét hiệu quả phân bổ của các công ty nếu muốn xem xét việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, hoặc tập trung vào hiệu quả phân bổ ngành - vùng nếu muốn có khuyến nghị chính sách về giảm phân bổ sai, tức là xem xét ý nghĩa về mặt xã hội của hiệu quả phân bổ. Như vậy cùng là hiệu quả phân bổ nhưng quan niệm về mỗi loại hiệu quả phân bổ rất khác nhau, vì vậy cách tiếp cận để ước lượng cũng khác nhau.“Các nghiên cứu đều chỉ xem xét hiệu quả phân bổ theo một cách tiếp cận nào đó hoặc xem xét các cách đo lường khác nhau của hiệu quả phân bổ

nhưng lại có cùng ý nghĩa. Các nghiên cứu về hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp được tìm thấy nhiều ởtrong lĩnh vực nông nghiệp và tài chính, ít nghiên cứu về hiệu quả phân bổ trong ngành chế biến chế tạo. Cả nghiên cứu trong và ngoài nước, đều chưa có nghiên

cứu nào cùng một lúc xem xét cả hiệu quả phân bổ cấp doanh nghiệp và hiệu quả phân bổ của ngành –vùng. Cũng như chưa có nghiên cứu nào cùng một lúc sử dụng phương

pháp phi tham sốvà phương pháp thống kê đểđo lường hiệu quả phân bổ với hai ý nghĩa

khác nhau. Trong các nghiên cứu về hiệu quả phân bổ, thường nghiên cứu cùng với các khái niệm hiệu quả khác của doanh nghiệp, mô hình chủ yếu được sử dụng là mô hình Tobit. Còn trong các nghiên cứu về hiệu quả phân bổ ngành - vùng theo cách tiếp cận OP thì rất ít nghiên cứu đề cập đến các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả phân bổ. Nếu

có thì mô hình ước lượng cũng rất đơn giản, chưa tính đến tính động của hiệu quả phân bổcũng như chưa tính được các tác động dài hạn của các nhân tốđến hiệu quả phân bổ, các nghiên cứu cũng chưa có những phân tích chuyên sâu. Đặc biệt, ở Việt Nam nội dung này gần như chưa được xem xét.”

Như vậy, các nghiên cứu trước đây đã để lại một thứ nguyên thích hợp để nghiên cứu và nghiên cứu này nhằm lấp đầy khoảng trống đó bằng cách đo mức độ không thuần nhất trong phân bổkhông đúng đối với nguồn lực giữa các tỉnh. Nó cũng đóng góp vào

kết quả nghiên cứu bằng việc xem xét các nhân tốđịa phương tương quan như thế nào với mức độ hiệu quả phân bổ bên trong ngành theo tỉnh đối với các công ty hoạt động trong ngành chế biến chế tạo ở Việt Nam. Trong việc phân tích các nhân tốđịa phương tác động đến sự phân bổ lại nguồn lực, phần này xem xét vai trò của kinh tế tích tụ, chất

lượng vốn nhân lực, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cạnh tranh quốc tế, năng lực cạnh tranh của chính quyền địa phương, …

Vì vậy, luận án sẽ nghiên cứu đồng thời hiệu quả phân bổ của doanh nghiệp và hiệu quả phân bổ ngành –vùng. Nhưng một câu hỏi đặt ra là hai quan niệm về hiệu quả phân bổ theo doanh nghiệp và hiệu quả phân bổ theo ngành - vùng rất khác nhau, cách tiếp cận ước lượng cũng rất khác nhau như vậy nhưng lại được được trình bày chung trong luận án, liệu có làm cho luận án thành các mảng rời rạc hay không? Câu trả lời là không bởi vì mục tiêu chung của nghiên cứu là hiệu quả phân bổ vì thế luận án không chỉ xem xét một mặt của vấn đề mà xem xét các ý nghĩa khác nhau của hiệu quả phân bổ bao gồm hiệu quả phân bổ cấp doanh nghiệp và hiệu quả phân bổ cấp ngành – vùng.

Đó là những nghiên cứu bổ sung cho nhau tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về hiệu quả phân bổ. Về nguyên tắc có thể gộp số liệu theo ngành để tính hiệu quả bằng phương pháp DEA và có thể dùng chỉ số Malmquist để tính ảnh hưởng của thay đổi hiệu quả đến thay đổi TFP. Tuy nhiên cách này không giải quyết được (i) hiệu quả phân bổ bên

trong ngành và (ii) không trực tiếp xem xét tác động của hiệu quả phân bổ đến TFP gộp của ngành.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)