- Ví dụ 7: Sau khi dạy bài môi trường và các nhân tố sinh thái giáo viên
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Do khuôn khổ của đề tài có hạn, nên bản thân không nêu tất cả các ví dụ có trong chương trình, mà chỉ nêu một phần nhỏ để GV tham khảo.
Qua các sơ đồ mà chúng tôi đã giới thiệu ở phần cac biên phap thưc hiên, chắc chắn rằng học sinh sẽ được trang bị:
- Những nội dung kiến thức trong phần sinh vật và môi trường bằng cách tự khám phá dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Những tri thức phương pháp để biết cách nghiên cứu SGK, tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,...
- HS được tạo điều kiện để suy nghĩ và làm việc nhiều giúp các em cố gắng tự lực học một cách độc lập và hợp tác chặt chẽ với bạn trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới.
- Đặc biệt các em rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn từ đó giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ cụ thể trong bối cảnh nhất định. Từ đó:
+ Dần hình thành thói quen, năng lực chống ô nhiễm môi trường, giữ cân bằng sinh thái
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Đấu tranh chống lại những hành vi phá hoại môi trường, có thái độ tôn trọng thiên nhiên.
24
+ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường sống.
3.2. KIẾN NGHỊ
GV giảng dạy đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành tri thức và phát triển năng lực cho học sinh để quá trình dạy học đạt kết quả cao kính mong các cấp quản lí có thẩm quyền: