9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
a. Đối với giáo viên
35
download by :
- GV phải có kiến thức cơ bản về Vật lí, Hoá học, Sinh học khá vững vàng. Muốn vậy giáo viên phải tích cực tham gia sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học và sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối. Trên cơ sở cấu trúc logic của chủ đề này, giáo viên có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau để phù hợp với từng đối tượng học sinh và cơ sở vật chất nhà trường hiện có.
- GV phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những tư liệu mình đã lựa chọn. - Không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức.
- Luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh.
- Mỗi GV phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chủ động xây dựng các chủ đề dạy học liên môn, ứng dụng nhuần nhuyễn công nghệ thông tin vào dạy học.
b. Đối với HS
- HS phải chuẩn bị bài thật tốt để GV không bị động và có thời gian để tổ chức các hoạt động học cho HS.
c. Đối với các cấp lãnh đạo:
- Các cấp lãnh đạo nên có chế độ khuyến khích, động viên GV ở các trường THPT trên toàn tỉnh xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn khác để nâng cao năng lực cho HS.
- Để nâng cao chất lượng môn Sinh học ở các trường THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải thay đổi chương trình giáo dục và sách giáo khoa sao cho phù hợp với thực tiễn dạy và học hiện nay.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) :
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Dạy học tích hợp trong nhà trường đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng
dạy mà còn phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác giúp giáo 36
viên hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, dạy học tích hợp trong nhà trường sẽ giúp các em học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng của khối tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lý trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ có năng lực sống tự lập.
Dạy học tích hợp theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh là điểm mới của đề tài. Đề tài đã nâng cao hiệu quả của dạy học tích hợp từ đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn Sinh học lớp 10 đồng thời phát huy tính cực, tự lực và sáng tạo trong học tập của học sinh từ đó nâng cao năng lực của người học giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Dạy học liên môn góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 37 download by : skknchat@gmail.com
1 Lớp 10A2, 10A3. Trường THPT Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Xây dựng kiến thức tích hợp liên môn trong hoạt động giảng dạy một số bài trong chương trình sinh học 10 ban cơ bản. Bình xuyên, ngày 10 tháng 12 Bình Xuyên, ngày 25 tháng 11 năm năm2018 2018 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Phan Hồng Hiệp Nguyễn Thị Yên Hoa
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠC H DẠY HỌC TIẾT 1 (Hoạt động 1) TÌM HIỀU VỀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC I. Mục tiêu 1. Kiến thức:
- H iể u đ ư ợ c tr o n g c ơ th ể s ố n g c ó c á c n g u y ê n tố h óa học với tỉ lệ khác nhau và vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào. - Giải thích được tại sao nguyên tố cacbon lại có vai trò quan trọng trong thế giới sống. - Hiểu được thế giới sống mặc dù đa dạng nhưng lại thống nhất về thành phần hóa học . - Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định đến đặc tính lý, hóa của nước như thế nào. 38 download by : skknchat @gmail.c om
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể sống.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thu thập thông tin từ tranh ảnh, kênh hình: H3.1; H3.2 (SGK) phục vụ cho việc nghiên cứu, phát hiện kiến thức về các nguyên tố hóa học và nước.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. - Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, hợp tác.
- Kỹ năng khái quát hóa kiến thức.
3. Thái độ:
- Thấy rõ tính thống nhất của vật chất thông qua kiến thức các nguyên tố hóa học trong cơ thể sống.
- Bảo quản rau quả đúng cách, chăm sóc cây ở những vùng có tuyết thật khoa học, hợp lý.
- Khi bón phân cho cây trồng phải hợp lý, bón đúng và đủ liều lượng. Phân bón phải ở dạng dễ hoà tan.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS có thể tự lập kế hoạch học tập xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ, sản phẩm cần hoàn thành.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện tình huống có vấn đề, nảy sinh mâu thuẫn, đề xuất cách giải quyết.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hình thành năng lực giao tiếp thông qua làm việc nhóm, tranh luận nhóm, trình bày báo cáo.
- Năng lực tin học: Biết sử dụng internet để thu thập thông tin. - Năng lực ngôn ngữ.
AI. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
- Giấy A4; A0; Bút dạ; nam châm; Hai cốc nước lọc, muối, đường, thìa khuấy.
- Đưa tài liệu tham khảo về nội dung các nguyên tố hóa học và nước cho HS chuẩn bị trước theo nhóm.
- GV yêu cầu: + HS nhóm 1 chuẩn bị trình bày nội dung bảng 3 (SGK trang 16 ). 39
+ HS nhóm 2 chuẩn bị powerpoint và trình bày về các nguyên tố hóa học trong cơ thể.
+ HS nhóm 3 tìm hiểu và trình bày về cấu trúc của phân tử nước. + HS nhóm 4 tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể sống.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị sách vở; Chuẩn bị nội dung theo sự phân công theo nhóm của GV. - Chuẩn bị đoạn kịch
BI. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá - Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn đề
- Kỹ thuật: Đọc tích cực; Khăn trải bàn; Chơi trò chơi; Mô tả thí nghiệm; Động não; Tia chớp; Công đoạn; Đặt câu hỏi; Phòng tranh; Báo cáo chuẩn bị ở nhà theo nhóm - Kiểm tra đánh giá: Đánh giá kết quả qua báo cáo nhóm, trả lời câu hỏi GV đưa ra.
IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động: Khởi động
(1). Mục tiêu:
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho HS.
- Tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có (Cơ thể sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học) với kiến thức sẽ thu được trong bài (Có phải tất cả các nguyên tố hóa học trong tự nhiên đều cấu trúc nên cơ thể sống?).
- Từ các kiến thức có sẵn của bản thân HS, GV đưa ra các tình huống để kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu kiến thức mới.
- Thông qua các câu hỏi của HS, GV phần nào đánh giá sự hiểu biết của các em.
(2). Phương pháp/kĩ thuật: Diễn kịch
(3) Phương tiện dạy học: SGK.
(4) Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm
(5) Dự kiến sản phẩm học tập của HS:
- Hứng thú tìm hiểu về nguyên tố hóa học và nước
(6). Kĩ thuật tổ chức
40
Vào bài mới GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS ngồi theo nhóm. Việc cho điểm gồm: Điểm trình bày báo cáo nhóm chuẩn bị ở nhà và điểm trả lời câu hỏi trên lớp. Mỗi câu hỏi GV đưa ra trên lớp thì HS sẽ được thảo luận nhóm trong vòng 30 giây và cử 1 đại diện trả lời, đội nào trả lời nhanh nhất và đúng sẽ được cộng 1 điểm. Cuối buổi học GV sẽ cộng số điểm tổng của mỗi nhóm gồm điểm trả lời câu hỏi và điểm báo cáo, nhóm nào đạt điểm cao nhất sẽ thắng cuộc.
GV dành 2 phút cho nhóm HS diễn kịch về các nguyên tố hóa học có trong cơ thể sống.
Kịch bản: Thỏ anh đang ngồi học thì thỏ em đến bên cạnh và hỏi: - Đố anh biết trong cơ thể của anh em mình có những chất hóa học nào? Thỏ anh trả lời: Đơn giản, cơ thể anh em mình đều có chứa chất vô cơ và chất hữu cơ. – Đố anh biết các chất vô cơ và hữu cơ đó là do các nguyên tố hóa học nào cấu trúc nên? Thỏ anh liệt kê: Cacbon, hidro, oxi, nito, photpho, kali, canxi, sắt, đồng, iot…..Vậy trong những chất đó thì chất nào chiếm tỉ lệ nhiều, chất nào chiếm tỉ lệ ít anh nhỉ? Thỏ em thắc mắc. Thỏ anh gãi đầu, cái này thì anh cũng không biết đâu, chúng ta cùng đi hỏi bố em nhé.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu
- Hiểu được trong cơ thể sống có các nguyên tố hóa học với tỉ lệ khác nhau và vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào.
- Giải thích được tại sao nguyên tố cacbon lại có vai trò quan trọng trong thế giới sống.
- Hiểu được thế giới sống mặc dù đa dạng nhưng lại thống nhất về thành phần hóa học.
- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định đến đặc tính lý, hóa của nước như thế nào.
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể sống.
(2). Phương pháp/kĩ thuật: Kĩ thuật đọc tích cực, Chơi trò chơi, Kĩ thuật khăn trải bàn, Báo cáo chuẩn bị ở nhà theo nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, giấy A4, giấy A0, nam châm, bút dạ, SGK, tài liệu tham khảo.
41
(4) Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp. (5) Dự kiến sản phẩm học tập của HS:
- Hiểu được trong cơ thể sống có các nguyên tố hóa học với tỉ lệ khác nhau và vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào.
- Hiểu được thế giới sống mặc dù đa dạng nhưng lại thống nhất về thành phần hóa học.
- Phân biệt nguyên tố đa lượng và vi lượng. Giải thích vì sao nguyên tố vi lượng chỉ cần với một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu trong đời sống của SV.
- Giải thích được tại sao nguyên tố cacbon lại có vai trò quan trọng trong thế giới sống.
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể sống.
- Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định đến đặc tính lý, hóa của nước như thế nào.
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất lý, hóa của phân tử nước.
(6). Kĩ thuật tổ chức
2.1. Tìm hiểu về các nguyên tố hóa học. * Chuyển giao nhiệm vụ
GV sử dụng kỹ thuật “ Đọc tích cực”, yêu cầu HS tìm hiểu nội dung “Các nguyên tố hóa học” và trả lời câu hỏi 1:
- Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào? * Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, tìm hiểu các tài liệu do GV cung cấp.
* Báo cáo kết quả: HS trả lời: Các nguyên tố: C, N, H, O được coi là các nguyên tố cơ bản vì: Chúng có những tính chất lí, hóa phù hợp với tính chất của sự sống; có kích thước bé, có vỏ điện tử dễ kết hợp với nhau -> tạo ra các hợp chất đại phân tử quan trọng.
GV nhận xét, cho điểm nhóm có HS trả lời đúng câu hỏi 1 và bổ sung: (Tích hợp kiến thức hóa học): Đặc biệt là nguyên tử C: lớp vỏ e vòng ngoài cùng của nguyên tử C có 4e -> dễ mất e, cũng dễ nhường e -> tạo 4 liên kết cộng hóa trị với hầu hết
42
các nguyên tử nguyên tố khác cũng như với các nguyên tử C khác -> tạo ra 1 số lượng lớn các phân tử hữu cơ khác -> đa dạng của các đại phân tử hữu cơ -> tạo cho cơ thể sống vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo để thích nghi với MT.
* Đánh giá: GV chốt kiến thức:
- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống và không sống. - Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96.3% khối lượng cơ thể sống.
- C là nguyên tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng các đại phân tử hữu cơ. - Các nguyên tố hoá học nhất định tương tác với nhau theo qui luật lí hoá hình thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội có ở thế giới sống.
2.2. Tìm hiểu về nguyên tố đa lượng và vi lượng
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS nhóm 1 lên trình bày nội dung bảng 3 (SGK trang 16 ).
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS nhóm 1 treo tranh và trình bày: Các nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn, nhỏ khác nhau trong cơ thể: nguyên tố đa lượng và vi lượng.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức trả lời câu hỏi 2: Viết 5 nguyên tố đa lượng và 3 nguyên tố vi lượng. Mỗi nhóm đại diện 1 người lên viết trong 40 giây, nếu bạn ở đội đó chưa viết đủ thì bạn khác trong nhóm có thể lên thay thế bạn lúc đầu để viết tiếp. Đội nào viết nhanh và đúng nhất sẽ được 1 điểm.
* Báo cáo kết quả: HS dựa trên sự hiểu biết của mình để viết câu trả lời.
* Đánh giá: GV nhận xét cho điểm báo cáo nhóm 1, điểm cho nhóm trả lời tốt nhất câu hỏi 2 và GV chốt kiến thức: (Tích hợp kiến thức hóa học)
Nguyên tố đa lượng
- Là những nguyên tố chiếm lượng lớn chứa trong khối lượng khô của cơ thể. - Các nguyên tố có tỷ lệ 10 - 4 ( 0,01%). VD : C, H, O, N, S, P, K, Na, Ca,