dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số
TT
Lớp 1 11A3.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH DẠY HỌC TIẾT 1 (Hoạt động 1)
VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:
- Nắm được các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. - Phân biệt được các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. - Biết được nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây.
2. Kỹ năng:
-Kỹ năng quan sát sự khác biệt về hình thái bên ngoài của cây khi bón phân với tỉ lệ khác nhau để biết được vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng.
-Kỹ năng tính toán, giải quyết vấn đề.
-Kỹ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
- Khi bón phân cho cây trồng phải hợp lý, bón đúng và đủ liều lượng. Phân bón phải ở dạng dễ hoà tan.
- Trình bày được mối quan hệ giữa bón phân với năng suất cây trồng.
- Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo các quy luật vật lý và hóa học.
- Bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng phân bón đúng liều lượng và nồng độ.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực tự chủ - tự học: HS có thể tự lập kế hoạch học tập xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ, sản phẩm cần hoàn thành.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện tình huống có vấn đề, nảy sinh mâu thuẫn, đề xuất cách giải quyết.
- Năng lực giao tiếp – hợp tác: Hình thành năng lực giao tiếp thông qua làm việc nhóm, tranh luận nhóm, trình bày báo cáo.
- Năng lực phát triển ngôn ngữ: Viết và trình bày báo cáo.
- Năng lực sử dụng công cụ thông tin: Biết sử dụng internet để thu thập thông tin. AI.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
- Giấy A4; A0; Bút màu; nam châm.
- Đưa tài liệu về nội dung vai trò của các nguyên tố khoáng cho HS về nhà tham khảo trước.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị sách vở; Chuẩn bị nội dung theo sự phân công của GV.
III. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
- Phương pháp:
+ Đọc tích cực.
31
+ Viết tích cực. + Tia chớp. + Khăn trải bàn.
- Kiểm tra đánh giá: Các câu trả lời của HS qua hoạt động nhóm, qua các câu hỏi mà GV đưa ra tính theo nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động: Khởi động (1). Mục đích:
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho HS.
- Tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có ( Phân bón có vai trò quan trọng với cây trồng) với kiến thức sẽ thu được trong bài (Nước thải bẩn có nên sử dụng trực tiếp cho cây trồng đặc biệt là rau không ?).
- Từ các kiến thức có sẵn của bản thân HS, GV đưa ra các tình huống để kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu kiến thức mới.
- Thông qua các câu hỏi của HS, GV phần nào đánh giá sự hiểu biết của các em.
(2). Nội dung:
- Vai trò của nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
- Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây.
(3). Dự kiến sản phẩm học tập của HS:
- Hiểu được trong cơ thể sống có các nguyên tố hóa học với tỉ lệ khác nhau.
- Hiểu được ý nghĩa của liều lượng phân bón hợp lí đối với cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người
(4). Kỹ thuật tổ chức:
Vào bài mới GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS ngồi theo nhóm. Mỗi câu hỏi GV đưa ra thì HS sẽ được thảo luận nhóm trong vòng 30 giây và cử 1 đại diện trả lời, đội nào trả lời nhanh nhất và đúng sẽ được cộng 1 điểm. Cuối buổi học GV sẽ cộng số điểm tổng của mỗi nhóm gồm điểm trả lời câu hỏi và điểm báo cáo, nhóm nào đạt điểm cao nhất sẽ thắng cuộc.
* Hoạt động khởi động:
GV dành 2 phút cho nhóm HS diễn kịch về vai trò của phân bón với cây trồng. Kịch bản:
A- Ai rau sạch nào, ai rau sạch đê…. B- Rau của bác bón phân gì mà ngon thế?
A- Rau của tôi sạch lắm bác ạ, rau của tôi chỉ tưới nước được hứng từ nước rửa chuồng gà, nước rửa rau, rửa bát…. thôi.
B - Trời, thế sao bác lại bảo rau của bác sạch lắm?
B – Các bác hãy cho em biết rau của bác này là rau sạch hay rau không sạch ạ?
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV sử dụng kỹ thuật “ Viết tích cực”, yêu cầu HS tìm hiểu nội dung “Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây” và trả lời câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, tìm hiểu các tài liệu do GV cung cấp.
32
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Mỗi nhóm đại diện 1 người lên viết 5 nguyên tố đa lượng và 3 nguyên tố vi lượng. Đội nào viết nhanh và đúng nhất sẽ được 1 điểm.
* Báo cáo kết quả: GV yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của các nhóm.
* Đánh giá:
GV nhận xét bài làm của các nhóm và chốt kiến thức: (Tích hợp kiến thức hóa học) Nguyên tố đa lượng
- Là những nguyên tố chiếm lượng lớn chứa trong khối lượng khô của cơ thể.
- Các nguyên tố có tỷ lệ 10 - 4 ( 0,01%). VD : C, H, O, N, S, P, K, Na, Ca,…
Nguyên tố vi lượng
- Là những nguyên tố chiếm lượng rất nhỏ trong khối lượng khô của TB
- Các nguyên tố có tỷ lệ 10 - 4 ( 0,01%). VD: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, Cr…
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? * Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời.
* Đánh giá: GV nhận xét câu trả lời và chốt kiến thức: - Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là :
+ Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. + Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. + Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. GV yêu cầu HS giải thích H4.1(SGK cơ bản)
- HS giải thích được: lá vàng do cây thiếu nitơ, magiê (là thành phần của diệp lục). - HS: thiếu nguyên tố nitơ: cây lúa sinh trưởng kém (chậu giữa); thiếu tất cả các nguyên tố khoáng dinh dưỡng thiết yếu: cây sinh trưởng rất kém (chậu bên phải).
2.2: Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV sử dụng kỹ thuật “ Đọc tích cực” và kỹ thuật “Khăn
trải bàn”, tổ chức cho HS thảo luận nhóm với câu hỏi: Qua quan sát video kết hợp nghiên cứu SGK và bảng 4 (trang 22 sách cơ bản) em hãy nêu vai trò và dấu hiệu thiếu nguyên tố nitơ, canxi, phôtpho, magiê?
* Thực hiện nhiệm vụ: Với 4 nhóm HS mà GV chia từ đầu, mỗi bạn sẽ viết câu trả
lời ra giấy A4 trong vòng 40 giây, sau đó thảo luận nhóm và đại diện 4 nhóm sẽ ngồi vào bàn để viết kết luận cuối cùng vào giấy A0 theo ô đã được chia sẵn cho mỗi nhóm.
*Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Sau 1 phút, GV yêu cầu các nhóm dừng lại và nhận xét kết quả của các nhóm.
* Đánh giá: GV chốt kiến thức.
Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. - Vai trò của nguyên tố đa lượng:
+ Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử sinh học.
+ Điều tiết các quá trình sinh lí, ảnh hưởng đến tính chất hệ thống keo trong chất nguyên sinh.
- Vai trò của nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng: + Là thành phần của các enzim.
+ Có vai trò trong quá trình trao đổi chất.
+ Nguyên tố vi lượng có vai trò trong nuôi cấy mô.
33
Dấu hiệu thiếu các nguyên tố dinh dưỡng: Nguyên tố dinh dưỡng Nitơ Phôtpho Magiê Canxi
2.3. Tìm hiểu về Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây:
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV dùng kỹ thuật “ Tia chớp” hỏi nhanh: Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng và môi trường?
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS các nhóm sẽ đại diện trả lời. * Đánh giá: GV nhận xét và chốt kiến thức:
Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây.
- Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: Không tan và hòa tan. Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan.
Phân bón cho cây trồng( Tích hợp kiến thức công nghệ)
- Bón không hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ: +Gây độc cho cây.
+Ô nhiễm nông sản.
+Ô nhiễm môi trường đất, nước…
- Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.
3. Hoạt động: Luyện tập
(1). Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa chiếm lĩnh được.
- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học được về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong cây để trả lời các câu hỏi liên quan.
(2). Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Hỏi – đáp.
(3). Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu.
(4). Sản phẩm: HS biết vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng với cây trồng.
* Nội dung hoạt động:
Câu 1. Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong
A. chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê. B. chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê. C. dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê. D. dung dịch dinh dưỡng có magiê.
34
Câu 2. Khi làm thí nghiệm trộng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở nhưng lá già. Nguyên tố khoáng đó là
Câu 3. Vai trò của phôtpho trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim. B. Là thành phần của protein, axit nucleic.
C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt họa enzim, mở khí khổng. D. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
Câu 4. Khi thiếu Photpho, cây có những biểu hiện như
A. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
B. lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.
Câu 5. Khi thiếu kali, cây có những biểu hiện như
A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.
D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
4. Hoạt động: Vận dụng, mở rộng
(1). Mục tiêu: Giúp HS có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng với cây trồng.
(2). Phương pháp/ Kỹ thuật: GV đưa ra các câu hỏi vận dụng kiến thức cụ thể.
(3). Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu.
(4). Sản phẩm: Vận dụng kiến thức để trả lời.
* Nội dung hoạt động:
1.Trình bày tóm tắt vai trò của các nguyên tố khoáng? Trả lời:
Vai trò của các nguyên tố đại lượng:
- Đóng vai trò cấu trúc tế bào, là thành phần của các đại phân tử protein, axit nucleic, lipit…
-Ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo nguyên sinh: điện tích bề mặt, độ nhớt… * Vai trò của các nguyên tố vi lượng:
-Là thành phần không thể thiếu của hầu hết các enzim
-Hoạt hóa các enzim này trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.
2. Cho các nguyên tố sau: N, K, P, S, Fe, Mg, Mn, Mo, Ca, Cl, Cu. Chọn các nguyên tố liên quan đến:
a. Hàm lượng diệp lục trong lá
b.Quá trình quang phân li nước
c. Sự bền vững của thành tế bào
35
d. Quá trình cố định nito khí quyển e. Cân bằng nước và ion
Trả lời : a. Mg, N, Fe b. Cl, Mn c. Ca d. Mo e. K TIẾT 2 (Hoạt động 2)
DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:
- Tạo môi trường học tập vui vẻ, thân thiện cho HS.
- GV đưa ra các tình huống để tạo sự hưng phấn, mong muốn chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực.
- Giáo viên sẽ đánh giá được kiến thức của các em thông qua một số câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức cũ và mới.
2. Kỹ năng:
- Vai trò của nguyên tố nitơ trong đời sống của cây.
- Dạng nitơ cây hấp thụ từ đất và viết được công thức của chúng. - Quá trình chuyển hoá nitơ trong các hợp chất hữu cơ trong đất. - Con đường cố định nitơ trong tự nhiên và vai trò của chúng. - Mối quan hệ giữa bón phân với năng suất cây trồng.
3. Thái độ:
- Trình bày được mối quan hệ giữa bón phân với năng suất cây trồng.
- Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo các quy luật vật lý và hóa học.
-Cần có ý thức tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh, phân hủy nhanh chóng xác thực vật, cải tạo môi trường đất.
- Bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng phân bón đúng liều lượng và nồng độ.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực tự chủ - tự học: HS có thể tự lập kế hoạch học tập xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ, sản phẩm cần hoàn thành.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện tình huống có vấn đề, nảy sinh mâu thuẫn, đề xuất cách giải quyết.
- Năng lực giao tiếp – hợp tác: Hình thành năng lực giao tiếp thông qua làm việc nhóm, tranh luận nhóm, trình bày báo cáo.
- Năng lực phát triển ngôn ngữ: Trình bày tổng quát một vấn đề. - Năng lực tin học: Biết sử dụng internet để thu thập thông tin. AI.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
- Cây lúa được trồng trong các môi trường dinh dưỡng khác nhau.
36
2. Học sinh:
-Giấy A4, giấy A0.
-Nội dung trình bày theo hướng dẫn của GV. -Rễ của cây đậu, cây lạc.
III. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá:
- Phương pháp dạy học: + Sử dụng các kỹ thuật dạy học như: Tia chớp, động não, phòng tranh, công đoạn, đặt câu hỏi.
+ Hoạt động nhóm, cá nhân.
-Kiểm tra đánh giá: Đánh giá kết quả qua báo cáo nhóm, trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
IV. Tiến trình lên lớp: 1. Hoạt động khởi động: (1) Mục đích:
-Tạo môi trường học tập vui vẻ, thân thiện cho HS.
- GV đưa ra các tình huống để tạo sự hưng phấn, mong muốn chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực.
-Giáo viên sẽ đánh giá được kiến thức của các em thông qua một số câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức cũ và mới.
(2). Nội dung:
-Vai trò của nguyên tố nitơ trong đời sống của cây.