Qua quá trình thực nghiệm dạy học theo kiểu tích hợp liên môn tại đơn vị, bằng các bài kiểm tra định tính và định lượng sau mỗi bài học tôi đã thu được những kết quả khả quan. Tỷ lệ học sinh tiếp thu và nắm bài học trên lớp tăng lên rõ rệt.
Khối Lớp 6 6A 7 7A 8 8A 9 9A III. KẾT LUẬN 1.Ý nghĩa của đề tài
Dạy học nhằm góp phần quan trọng để hình thành nhân cách con người lao động mới, sáng tạo, thích nghi với xã hội ngày càng phát triển. Do vậy
22
SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc
phương pháp dạy học tích hợp phải thực hiện được các chức năng nhận thức, phát triển và giáo dục, tức là chọn lựa phương pháp tích hợp sao cho học sinh nắm vững tri thức, kĩ năng kĩ xảo và vận dụng tri thức vào thực tiễn, gần gũi với cuộc sống thường ngày. Môn Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh, trong quá trình lĩnh hội tri thức. Chính vì vậy lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp trong tiết học một cách phù hợp, người giáo viên cần hiểu rộng các kiến thức ở nhiều môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn của mình. Sau khi nghiên cứu được sự quan tâm giúp đỡ của chuyên môn, tổ chuyên môn tôi đã thực hiện và áp dụng sáng kiến của mình vào thực tiễn nơi mình công tác, với mong muốn phát triển năng lực tư duy, tự học, rèn luyện các kĩ năng cho học sinh dân tộc Vân Kiều trong việc học tập bộ môn Vật lý. Đồng thời giúp phát triển năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn, kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục vùng núi nói chung.Với đề tài này nếu thuận lợi thì bản thân tôi muốn gửi đến tất cả các đồng chí, đồng nghiệp cùng môn tham khảo và có thể áp dụng vào việc dạy học tại đơn vị mình. Tuy nhiên do điều kiện thời gian, năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, nên việc thực hiện đề tài này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các đồng chí và bạn bè đồng nghiệp trao đổi và góp ý để giúp đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn