Hiệu quả của giải pháp

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh qua hoạt động tự thiết kế và tiến hành một số thí nghiệm đơn giản sau (Trang 25)

2. NỘI DUNG

2.4Hiệu quả của giải pháp

2.4.1 Đối với học sinh

a, Những biểu hiện của tính tích cực trong hoạt động của học sinh

- Các em đều tự nguyện tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, thoải mái, nhiệt tình. Các thành viên của mỗi nhóm đều thực hiện nghiêm túc và hiệu quả nhiệm vụ của nhóm mình.

- Học sinh đều tích cực hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Khi có vấn đề chưa hiểu hoặc khó khăn không giải quyết được thì các em đã mạnh dạn nhờ giáo viên giúp đỡ.

- Khi giáo viên hướng dẫn, các em rất chăm chú lắng nghe và suy nghĩ rất tích cực theo hướng giáo viên gợi mở. Sau đó, đa số các nhóm đều có thể tự tìm ra cách giải quyết cho mình.

- Có nhiều em nghĩ ra phương án thí nghiệm để giải quyết nhiệm vụ được giao, các em đã mạnh dạn trình bày ý tưởng với GV và các bạn cùng nhóm.

- Có nhiều thí nghiệm khó thành công, các em biểu diễn thí nghiệm nhiều lần, tìm hiểu nguyên nhân và cách để thí nghiệm thành công hơn.

- Tất cả các nhóm đều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, các em còn cố gắng để có sản phẩm đẹp, bền và có thể sử dụng trong giờ học của các em khóa sau.

- Các em đều rất háo hức mong đợi đến buổi tổng kết để được ra mắt các sản phẩm mà các em đã chế tạo được và giao lưu với nhóm khác.

b, Một số biểu hiện của tính sáng tạo của học sinh

- Hầu hết các nhóm đều đưa ra được cách chế tạo dụng cụ thí nghiệm. - Trong khi chế tạo dụng cụ thí nghiệm các nhóm đều đề xuất được sáng kiến để dụng cụ đẹp và dễ quan sát hơn.

- Trong thí nghiệm có nhiều phương án, học sinh có thể so sánh được các phương án.

- Học sinh có thể vận dụng kiến thức thu được một cách linh hoạt trong việc giải thích các hiện tượng thực tế.

2.4.2 Đối với bản thân giáo viên

Quy trình đã lập có nội dung và phương pháp phù hợp đối với học sinh, có tính khả thi và đạt được hiệu quả, mục đích dạy học. Đây là một bài học kinh nghiệm và nguồn tham khảo để bản thân và đồng nghiệp áp dụng vào giảng dạy cũng như tiếp tục nghiên cứu, phát triển về nội dung và phương pháp hơn nữa.

Tổ chức thành công hoạt động này là một luồng gió mới về đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thúc đẩy bản thân tôi và các đồng nghiệp tích cực trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tiếp tục hăng say đổi mới phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả hơn nữa, đồng thời bồi đắp lòng yêu nghề và sự tận tâm với học sinh.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Qua kết quả của việc tổ chức hoạt động giao các nhiệm vụ tự thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ đó cho HS lớp 11 ở trường THPT Yên Định 3 Thanh Hóa theo nội dung, phương pháp và hình thức đã xây dựng, tôi thấy hoạt động này đã đạt được hiệu quả dạy học rất cao, nó đã khắc phục được những điểm còn hạn chế của dạy học nội khóa, đó là HS đã được làm thí nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhiều hơn. Nhờ đó, các em củng cố, mở rộng, đào sâu thêm các kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, hình thành tình cảm thái độ đúng đắn. Hình thức mới mẻ và nội dung hấp dẫn, phù hợp của hoạt động đã thu hút HS tham gia một cách tích cực. Học tập một cách thoải mái, không gò bó tạo điều kiện cho HS chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, kích thích sự ham hiểu biết, tìm tòi và sáng tạo, rèn luyện cho HS thói quen học đi đôi với hành, gắn liền kiến thức lý thuyết với thực tiễn, đem lại hiệu quả rất rõ rệt trong việc phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của HS.

3.2 Kiến nghị

Nhà trường và giáo viên cần có sự đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm vật lí đã có hơn nữa; nên bổ sung thêm các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, có thể bằng cách tự chế tạo.

Giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức dạy học, đổi mới phương pháp một cách hiệu quả, đặc biệt chú trọng vai trò trung tâm của học sinh trong qua trình hình thành kiến thức và kĩ năng.

Nên tận dụng các giờ học tự chọn để tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

Giáo viên cần áp dụng hình thức tổ chức hoạt động tự làm thí nghiệm ở nhà cho học sinh vào nhiều bài học và nội dung kiến thức khác nữa.

Xác nhận của BGH Cam kết: đề tài SKKN do tôi tự viết, không coppy của người khác, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Ngày 16/4/2019 Tác giả:

Nguyễn Thị Hoàng Thanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Giáo dục - 2005

2. Nguyễn Ngọc Hưng, Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm

đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Đại học sư phạm – Đại

học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Hưng, Thí nghiệm Vật lí ở nhà của học sinh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh, Sách giáo khoa Vật

lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh, Sách giáo viên Vật

lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002),

Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà

Nội.

7. Phạm Hữu Tòng (2004), Bồi dưỡng kỹ năng thiết kế phương án dạy học theo

hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học,

DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Thanh

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Vật lí, tổ trưởng chuyên môn, trường THPT Yên Định 3 TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại 1. Để học sinh nắm vững

hơn về đơn vị đo của các đại lượng vật lí Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa Quyết định số: 932/QĐ-SGD Ngày 11/9/2008 C 2007- 2008 2. Tổ chức hoạt động

ngoại khóa về quang hình học cho HS lớp 11 THPT. Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa Quyết định số: 539/QĐ-SGD&ĐT Ngày 18/10/2011 B 2010- 2011 3. Áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài “Momen của lực. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định” (SGK Vật lí 10 Nâng cao) nhằm phát huy tính tích cực và tự chủ của học sinh trong học tập. Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa Quyết định số: 753/QĐ-SGD&ĐT Ngày 03/11/2014 C 2013- 2014

* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào Ngành năm 2007 cho đến thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh qua hoạt động tự thiết kế và tiến hành một số thí nghiệm đơn giản sau (Trang 25)