II. Điều kiện tự nhiên 1 Địa hình
6 Bùi Thị Thảo Nh
Phần thuyết trình của nhóm 5: Các giai đoạn phát triển kinh tế
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã chứng kiến những bước thăng trầm cùng với những thay đổi của đất nước.
* Giai đoạn 1945- 1952:
Đây là giai đoạn đen tối nhất trong kinh tế của Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. Do tác động của chiến tranh kinh tế Nhật Bản kiệt quệ, suy yếu trầm trọng (gần 3 triệu người chết và mất tích, 40% đơ thị, 80% tàu bè, 34% máy móc bị phá hủy, 13 triệu người thất nghiệp, đói rét…). Lại bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh → Nhật Bản đối mặt với những khó khăn chưa từng có trong lịch sử.
Tuy nhiên bằng sự nỗ lực của bản thân và sự viện trợ từ Mĩ, Nhật Bản đã tiến hành 3 cải cách lớn để khôi phục nền kinh tế: Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế. Cải cách ruộng đất, hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nơng dân. Dân chủ hóa lao động.
Vì vậy từ 1950- 1951, kinh tế Nhật Bản phục hồi và đạt mức trước chiến tranh * Giai đoạn 1952- 1973
Là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật Bản. Kể từ sau năm 1950, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật luôn nhanh với chỉ số rất cao. Trong những năm 1960 – 1973 được xem là giai đoạn phát triển thần kỳ ( tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ ( tổng sản phẩm quôc dân là 183 tỷ USD..
- Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.
- Phát triển khoa học - công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng (đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, xây đường hầm dưới biển dài 53,8 km nối Honsu và Hokaido, cầu đường bộ dài 9,4 km…)
Sở dĩ có được sự phát triển trên là vì:
- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu đến sụ phát triển (có những đức tính đáng q, tinh thần tự lực tự cường...)
- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
- Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đồn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các cơng ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.
- Các cơng ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao nên dễ xâm nhập vào các thị trường
- Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Chi phí quốc phịng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế. - Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)
* Giai đoạn 1973- 1991
Sự phát triển nào cũng có những ngưỡng riêng của nó. Sau giai đoạn cất cánh thần kì, bước sang giai đoạn này kinh tế Nhật có dấu hiệu chững lại. Từ 1973 – 1980, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.
Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
Có bước thăng trầm đó trong sự phát triển là do: vào đầu những năm 70, cuộc khủng hoảng năng lượng đã động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các nước trong đó có Nhật Bản. Những chính sách biện pháp phù hợp của nhà nước ( ngăn chặn lạm phát kịp thời, phát triển kĩ thuật, tiết kiệm năng lượng, chuyển trọng tâm sản xuất...). Hạn chế chi phí cho quốc phịng
* Giai đoạn 1991- nay:
Vai trò là 1 siêu cường kinh tế vẫn được duy trì, Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (năm 2000, GNP là 4746 tỷ USD, GDP bình quân là 37408 USD). Hiện nay là nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới sau Mĩ và Trung Quốc
Khoa học- kỹ thuật: phát triển ở trình độ cao. Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân tạo, hợp tác với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế. Dự đốn trong khoảng 5 thập kỉ tới đây, nền kinh tế nhật bản sẽ có sự suy thối nhưng khơng lớn và Nhật bản sẽ vẫn giữ nguyên vị trí siêu cường kinh tế nằm trong top 5 những nề kinh tế lớn của thế giới.
Trên đây là bài thuyết trình của nhóm 5 về các giai đoạn phát triển của Nhật Bản. rất mong được sự góp ý của các bạn. Xin trân thành cám ơn!
PHỤ LỤC C
Một số hình ảnh được giáo viên và HS sưu tầm sử dụng trong bài học.
( Nguồn: Internet www.wipikedia Bách khoa toàn thư Việt Nam