GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH CÀ PHÊ NƯỚC TA 2015-NAY

Một phần của tài liệu Phân tích cung cầu cà phê tại thị trường việt nam trong giai đoạn 2015 đến nay (Trang 27 - 30)

3.1. Phân tích giá cả thị trường

Trong nhiều năm qua, giá cả cà phê nước ta có nhiều biến động, cụ thể là:

a. Giá xuất khẩu

- Tháng 12/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 2.000 USD/ tấn, tăng 3,9% so với tháng 11/2020 và tăng 14,9% so với tháng 12/2019. Năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.759 USD/tấn, tăng 1,8% so với năm 2019.

b. Giá cà phê trong nước

- Năm 2020, giá cà phê trong nước biến động giảm trong 6 tháng đầu năm và có xu hướng tăng nhẹ trong 6 tháng cuối năm. So với thời điểm cuối năm 2019, giá cà phê vối nhân xô tháng 12 tại các tỉnh Tây Nguyên tăng nhẹ 500 đồng/kg. Tuy nhiên, giá lại 100-200 đồng/kg so với tháng 11/2020, ở mức 32.500-32.900 đồng/kg. Giá cà phê cao nhất ở khu vực tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại khu vực tỉnh Lâm Đồng. Giá cà phê Robusta giá FOB giao tại cảng TP HCM ổn định tại ngưỡng 34.500 đồng/kg. Vụ cà phê năm nay của Việt Nam bị mất mùa và thu hoạch trễ hơn so với các năm trước nên chưa tạo áp lực lên thị trường. Theo đó, vụ mùa năm nay, kỹ thuật thu hái và phơi sấy sau thu hoạch đã được quan tâm nhiều hơn, tạo động lực đẩy giá cà phê đi lên.

3.2. Mô hình Cà phê nước ta: Lượng cung tăng ít hơn lượng cầu tăng

Với giá cả biến động, không ổn định như thế này sẽ tác động đến cung cầu cà phê nước ta trong những năm gần đây, sẽ khiến lượng cung tăng lên cũng như lượng cầu cũng tăng lên, cụ thể là lượng cung sẽ tăng ít hơn lượng cầu đặc biệt là trong năm nay . Đây cũng chính là một mô hình phổ biến của cà phê nước ta.

 Diện tích cà phê ở Việt Nam

 Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cà phê của Việt Nam trong giai đoạn từ 2018-2020 có nhiều biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng.

 Sản lượng cà phê

 Lượng sản xuất cà phê mỗi năm đều tăng đáng kể trong vòng 4 năm qua kể từ 2017

 Năng suất cà phê tăng liên tục qua các năm, nhìn vào năng suất có thể thấy nguồn cung cà phê Việt không hề bị khan hiếm. Sản lượng cà phê tăng dẫn đến cung cà phê cũng tăng qua các năm, đường cung dịch chuyển sang phải:

 Lượng tiêu thụ

Nhu cầu sử dụng cà phê nhiều dẫn đến lượng cầu cà phê cũng tăng nhiều qua các năm, sẽ làm đường cầu dịch chuyển sang phải:

Tuy nhiên, đang trong thời điểm dịch Covid diễn ra phức tạp, sự tăng lên về cung sản xuất cà phê cũng sẽ phần nào giảm đi. Nguồn cung hạn chế hơn, trong khi nhu cầu tiêu thụ của con người vẫn tăng lên không có xu hướng giảm đi. Vì vậy lượng cung sản xuất tăng sẽ nhỏ hơn lượng cầu mà con người muốn sử dụng, điều này được thể hiện rõ ở mô hình lượng cung tăng ít hơn lượng cầu dưới đây:

Theo mô hình trên, ta có thế thấy rõ được rằng tuy lượng cung cà phê tăng ít hơn lượng cầu cà phê nhưng nhìn chung, giá cả và sản lượng cà phê vẫn có xu hướng tăng lên.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

Cà phê Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công to lớn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành cà phê nước ta. Thật không dễ dàng gì khi cà phê trở thành nông sản xuất khẩu quan trọng thứ hai sau lúa gạo, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới sau brazil. Thế nhưng, để hỗ trợ ngành cà phê tăng giá trị, duy trì vị thế thứ hai thế giới trong thời gian tới ngành cà phê cần tập trung vào các giải pháp như:

Một phần của tài liệu Phân tích cung cầu cà phê tại thị trường việt nam trong giai đoạn 2015 đến nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)