7. Cấu trúc của đề tài
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Đồ thị đường tần suất luỹ tích của nhóm ĐC và TN
Đồ thị tần số luỹ tích cho thấy: chất lượng học tập của lớp thực nghiệm thực sự tốt hơn nhóm đối chứng, ở lớp thực nghiệm có nhiều điểm số cao hơn so với lớp đối chứng.
Kết quả TNSP cho kết quả chất lượng học tập ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Đạt được kết quả đó là do sự tác động của thực nghiệm chứ không phải ngẫu nhiên mà có. Thông qua kết quả điều tra, chúng tôi kết luận được bộ phiếu hướng dẫn tự học ở chương Dao động cơ có tính khả thi cao, phù
hợp với lí luận về tự học đồng thời giải quyết được những khó khăn hiện tại của thực tiễn dạy học Vật lí cho học sinh các lớp chuyên khối xã hội ở trường THPT chuyên Lam Sơn, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS. Kết quả TNSP cho thấy mục đích nghiên cứu đề ra là đúng đắn; giả thuyết khoa học của đề tài được chấp nhận và nhiệm vụ nghiên cứu được hoàn tất. Đề tài hoàn toàn có tính khả thi trong việc triển khai ở các khóa học sinh các lớp chuyên khối khoa học xã hội ở trường THPT chuyên Lam Sơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu, căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, qua kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã chứng minh và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học nêu ra của đề tài và rút ra một số kết luận :
Một là: Có thể nói việc thiết kế phiếu học tập Vật lí theo hướng hình thành và phát triển NLTH cho HS là cần thiết. Trong đề tài đã làm rõ phiếu học tập là một phương tiện để tổ chức hoạt động học tập độc lập của HS nhằm lĩnh hội, củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng. GV sử dụng phiếu học tập sẽ rèn luyện cho HS thói quen tự làm việc và hợp tác tích cực trong nhóm để đạt được hiệu quả cao trong học tập và trong cuộc sống, góp phần hình thành NLTH. Khi GV thiết kế phiếu học tập phải đảm bảo những yêu cầu sư phạm của phiếu như hình thức trình bày, thể hiện được ý tưởng giảng dạy, mức độ của phiếu phải phù hợp với đối tượng HS. Khi xây dựng phiếu học tập phải bao gồm các bước như lựa chọn vấn đề học tập, xác định mục tiêu, xây dựng hệ thống câu hỏi, phương pháp thể hiện vấn đề học tập. Phiếu học tập có thể được sử dụng trong nhiều hoạt động học tập. GV có thể sử dụng các phương tiện trực quan để hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động nhóm.
Hai là: Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành và phát triển NLTH cho HS trong dạy học Vật lí cho học sinh các lớp chuyên khối khoa học xã hội ở trường THPT chuyên Lam Sơn, cho thấy: NLTH là yếu tố cần có để TH đạt kết quả cao; NLTH có thể hình thành và phát triển được ở mỗi HS nếu như GV có những biện pháp tác động phù hợp trong quá trình giảng dạy.
Ba là: Đề tài đã nghiên cứu và thiết kế phiếu học tập Vật lí cho học sinh các lớp chuyên khối khoa học xã hội ở trường THPT chuyên Lam Sơn theo hướng hình thành và phát triển NLTH Vật lí cho HS. Việc thiết kế phiếu
học tập đã bám sát đối tượng HS, mục tiêu, nội dung chương trình, từ những khó khăn và thuận lợi trong quá trình tự học Vật lí.
Bốn là: Chúng tôi đã sử dụng phiếu học tập vào việc hướng dẫn học sinh tự học. Thực tế cho thấy HS đã rất tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học Vật lí thông qua phiếu học tạp. Sau khi tiến hành xử lý chi tiết các số liệu thu được trong TNSP, chúng tôi nhận thấy việc thiết kế và sử dụng phiếu hướng dẫn tự học phù hợp với điều kiện và khả năng của HS, đáp ứng được quy định về thời gian và đặc điểm môi trường học tập cho học sinh các lớp chuyên khối khoa học xã hội ở trường THPT chuyên Lam Sơn
Năm là: Những kết quả nghiên cứu của đề tài về mặt lý luận và những đề xuất có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho GV, HS, cán bộ nghiên cứu và các cán bộ quản lý giáo dục. Đề tài là công cụ hữu ích cho GV Vật lí ở trường THPT chuyên Lam Sơn trong giảng dạy. Chúng tôi hy vọng với kết quả nghiên cứu bước đầu, đề tài sẽ góp phần đổi mới việc dạy và học Vật lí cho học sinh các lớp chuyên khối khoa học xã hội ở trường THPT chuyên Lam Sơn cũng như trong dạy học các môn có tính chất khoa học thực nghiệm như Hóa học, Sinh học... Đề tài chắc chắn còn có những hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện và cần được mở rộng cho những nghiên cứu sau này.
Sáu là: Có thể khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được. Qua kết quả thực hiện đề tài đã khẳng định việc hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS trong dạy học cho học sinh các lớp chuyên khối khoa học xã hội ở trường THPT chuyên Lam Sơn sẽ được nhân rộng với các bộ môn khác, đây là hướng đi đúng đắn đáp ứng việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá trong giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.V. Muraviep (1978). Dạy thế nào cho học sinh tự lực nắm kiến thức Vật lí, NXB Giáo dục.
2. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của Sinh viên, NXB Giáo dục 3. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết, Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kỳ III (2004 - 2007) (Lưu hành nội
bộ)
4. Lê Trọng Dương (2006). Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh
viên ngành Toán hệ Cao đẳng sư phạm, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐH
Vinh.
5. Phạm Minh Hạc (2003) Một số công trình tâm lý học A.N.Lêônchiép, NXB Giáo dục
6. Hans - Joachim Laabs (2002), Tài liệu tập huấn biên soạn sách đào tạo
giáo viên Trung học cơ sở trình độ Cao đẳng Sư phạm - Đại học Sư phạm, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Đặng Thành Hưng (2004), Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại, Tạp chí giáo dục số 78
8. Nguyễn Văn Lê (1998) Cơ sở khoa học của sự sáng tạo, NXB Giáo dục 9. M.A. Danilop, M.N.Xcatkin(1980). Lí luận dạy học của trường phổ thông, NXB GD
10. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998) Giáo dục học, Tập 1,2, NXB Giáo dục 11. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng
12. Phạm Hồng Quang (2003), Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc, miền núi, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà nội
13. Phạm Xuân Quế (Chủ biên) (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học cơ sở, môn Vật lí (Lưu hành nội bộ), Chương trình phát triển giáo dục trung học.
14. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm
15. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Dạy - Tự học, NXB Giáo dục.
16. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm 17. Lê Công Triêm (2001), Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên đại học, Tạp chí giáo dục
18. Thái Duy Tuyên(2007). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới,
NXB Giáo dục.
19. X.Roegiers (1996), Khoa sư phạm tính hợp hay làm thế nào để phát triển
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 13 tháng 5 năm2018
Người viết SKKN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...1
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Mục đích nghiên cứu...2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3
5. Giả thuyết khoa học...3
6. Phương pháp nghiên cứu...3
7. Cấu trúc của đề tài...3
Chương 1...4
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...4
1.1. Năng lực tự học Vật lí...4
1.1.1. Năng lực...4
1.1.2. Năng lực tự học...5
1.1.3. Năng lực tự học Vật lí...6
1.2. Mối quan hệ giữa kĩ năng và năng lực...6
1.3. Những biểu hiện của năng lực tự học Vật lí của học sinh các lớp chuyên khối khoa học xã hội ở trường THPT chuyên Lam sơn...7
1.3.1. Năng lực tự học Vật lí biểu hiện qua nhận thức về việc tự học Vật lí của học sinh...7
1.3.2. Năng lực tự học Vật lí biểu hiện qua mức độ thực hiện các kĩ năng tự học Vật lí của học sinh...8
1.3.3. Năng lực tự học Vật lí biểu hiện qua thái độ của học sinh đối với việc tự học môn Vật lí...8
1.4. Những vấn đề cơ bản về phiếu học tập...9
1.4.1. Quan niệm về phiếu học tập...9
1.4.2. Vai trò của phiếu học tập trong dạy học...10
1.4.3. Phân loại phiếu học tập...11
Chương 2...13
THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP HỖ TRỢ HỌC SINH...13
CÁC LỚP CHUYÊN KHỐI KHOA HỌC XÃ HỘI TỰ HỌC VẬT LÝ...13
2.1. Thiết kế phiếu học tập...13
2.1.1. Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập...13
2.1.2. Quy trình thiết kế phiếu học tập:...14
2.2. Minh hoạ phiếu học tập giúp học sinh tự học ngoài giờ lên lớp...14
2.3. Số hoá Phiếu hướng dẫn tự học...19
2.4. Sử dụng phiếu học tập trong dạy học...19
2.4.1. Sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động học tập ở trên lớp...19
2.4.2. Sử dụng phiếu học tập (Phiếu hướng dẫn tự học) để tổ chức hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp...19
2.4.3. Tổ chức cho học sinh tự đánh giá thông qua phiếu học tập...19
2.4.4. Một số lưu ý khi sử dụng phiếu học tập và phiếu hướng dẫn tự học...21
Chương 3...22
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...22
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm...22
3.2. Thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm sư phạm...22
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...22
3.3.3. Phương pháp thống kê toán học...22
3.3.4. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá...23
3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm...24
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm...24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...25
TÀI LIỆU THAM KHẢO...27 PHỤ LỤC 1...P1