PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) skkn một số biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường tiểu học (Trang 31 - 35)

1. Kết luận

Đổi mới PPDH là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới GD&ĐT của nước ta. Đây cũng đang là vấn đề cấp bách không chỉ được toàn ngành giáo dục quan tâm mà cũng là sự quan tâm trong đường lối lãnh đạo công tác giáo dục của Đảng.

Dựa trên cơ sở phân tích những, khái niệm cơ bản về: Quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. Đề tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực ở trường TH.

Trên cơ sở khái quát về đặc điểm nhà trường nghiên cứu, đề tài đã tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực tại nhà trường. Kết quả cho thấy:

- CBQL và GV trường tiểu học khương Đình, quận Thanh Xuân đều nhận thức đúng vai trò, vị trí quan trọng của đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực trong dạy học.

- Trong quá trình thực hiện biện pháp quản lý, Hiệu trưởng nhà trường đã có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp và đạt được những thành công nhất định.

- Bên cạnh đó, thực tế cũng chỉ ra những hạn chế mà trong công tác quản lý thực hiện đổi mới PPDH còn mắc phải, đó là: Giai đoạn thay đổi nhận thức chưa được nhà trường thực hiện một cách hoàn chỉnh; quá trình tiến hành vẫn gặp nhiều khó khăn như việc vận dụng các phương tiện, PPDH tích cực vào giảng dạy trên thực tế của GV chưa đạt hiệu quả, các nguồn lực để phát huy tốt hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực chưa đảm bảo, công tác quản lý sử dụng CSVC, TBDH chưa thực sự phát huy tác dụng.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Đổi mới chương trình, SGK, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học đảm bảo đánh giá đúng chất lượng thực, đồng thời góp phần điều chỉnh phương pháp dạy của GV và phương pháp học của HS.

- Cần tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình nhằm tiếp tục giảm thiểu nội dung của từng môn học với thực tế theo tiếp cận năng lực, tạo điều kiện cho GV nhiều thời gian hơn tiếp xúc với HS và tự đánh giá lại quá trình giảng dạy của mình.

2.2. Đối với ủy ban nhân dân quận

trường theo hướng chuẩn hóa.

- Xây dựng chế độ ưu đãi đối với nhà giáo, chính sách về nghĩa vụ và trách nhiệm của các ngành đối với Giáo dục.

2.3. Đối với Sở GD&ĐT

- Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đặc biệt chú trọng khâu đào tạo và tuyển dụng, cần xây dựng quy hoạch tổng thể và phát triển nguồn cán bộ quản lý và có phương án đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực.

- Cần tăng cường thực hiện phân cấp quản lý về tổ chức nhân lực cho Hiệu trưởng nhất là quyền được tham mưu trong việc tuyển chọn, điều động, tiếp nhận GV để đảm bảo chất lượng giáo dục của đơn vị.

- Tăng cường chỉ đạo các trường TH thực hiện nghiêm túc việc đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung vào hoạt động quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực.

-Tạo điều kiện thuận lợi và có chế độ động viên, hỗ trợ đối với CBQL,

GV được cử đi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực.

- Hỗ trợ đầu tư CSVC, TBDH đối với những trường trong khu vực còn khó khăn.

- Tăng cường mở các lớp tập huấn, các hội thảo khoa học về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, tạo mọi điều kiện để GV các trường TH được tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

2.4. Đối với CBQL

- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền để mọi cán bộ, GV trong trường nhận thức đầy đủ và đúng về tầm quan trọng của đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực đối với việc nâng cao hiệu quả lao động của người GV và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Có quy định, chế tài cụ thể về việc thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, động viên, khuyến khích hỗ trợ GV thực hiện tốt việc đổi mới, phê bình, kỷ luật những GV không thực hiện, thực hiện không tốt. Đưa việc thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực thành một trong những tiêu chí xét thi đua của GV.

- Cần đầu tư CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học cho đầy đủ, bằng cách chủ động huy động các nguồn lực bên trong, ngoài nhà trường.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, GV được tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực. Tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt chuyên môn với chủ đề về đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực như các buổi hội thảo, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hội thi GV dạy giỏi trong trường và với các trường bạn. Qua đó giúp cán bộ, GV nhà trường có nhiều cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, học tập chuyên môn, nghiệp vụ.

2.5. Đối với GV

- Cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, và nâng cao uy tín của bản thân.

- Tích cực chủ động trong việc thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm.

Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi áp dụng cho công tác quản lý của mình, vì thời gian và kinh nghiệm có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Kính mong các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung cho bài viết của tôi được hoàn chỉnh, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục.

Xin chân thành cảm ơn!

Tôi xin cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm là do tôi tự nghiên cứu và viết, không sao chép ở đâu.

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2019

Người viết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các văn bản chỉ đạo chuyên môn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.

2. Bản Báo cáo Tổng kết cuối năm học 2017-2018 và những nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018 -2019 của Phòng GD&ĐT.

3. Kế hoạch năm học 2018-2019 của nhà trường.

4. Số liệu thống kê Tổng kết cuối năm học 2017-2018 và Sơ kết Học kì I năm học 2018 -2019 của nhà trường.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) skkn một số biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường tiểu học (Trang 31 - 35)