HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN dạy tích hợp liên môn kiểu bài vùng lãnh thổ địa lý 9 nhằm nâng cao chất lượng học sinh (Trang 26 - 29)

1.Sau khi sử dụng hình thức này tôi đã đạt được những kết quả sau:

Kết quả thống kê đối chứng chất lượng học sinh:Đơn vị (%)

Trước khi áp dụng

Năm học 2015-2016

Xếp loại chất lượng học lực môn Địa lí lớp 9

Giỏi Khá Trung bình Yếu -Kém 3,1 14,2 71,0 11,7 Sau khi áp dụng Năm học 2016-2017 9,8 25,2 60,3 4,7

2. Bài học kinh nghiệm2.1 Đối với học sinh: 2.1 Đối với học sinh:

- Bằng những quan sát định tính chúng tôi thấy ở các tiết dạy tích hợp liên môn các em học sinh rất tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các kiến thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm.

- Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy trình logic của sự nhận thức: Các em được quan sát, trải nghiệm thực tế rồi tự rút ra kiến thức, học sinh hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu.

- Các kiến mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể, từ đó tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

- Phát huy được kiến thức ở nhiều môn học, tạo động lực cho học sinh học toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em.

- Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo…

- Bài kiểm tra định kỳ ở cả bốn mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao các em đều đạt kết quả cao

2.2. Đối với giáo viên:

- Năng lực dạy học tích hợp liên môn của giáo viên được nâng cao. Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học tích hợp liên môn.

- Giáo viên các môn “liên quan” được tăng cường trao đổi thảo luận về các kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. Mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin khi tổ chức các hoạt động dạy học và lựa chọn được phương pháp tối ưu.

- Biết “tích hợp” vừa đủ kiến thức các môn “liên quan”, tránh trùng lặp, nặng nề; cũng không xem nhẹ, bỏ qua; nhưng cũng không biến giờ học môn Địa lí thành các môn học khác hay ngược lại.

- Tận dụng được sức mạnh của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

- Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.

- Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.

2. Kiến nghị:

- Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn tăng cường kiểm tra, xây dựng kế hoạch thực hiện vận dụng nguyên tắc dạy học tích hợp liên môn trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp của giáo viên toàn trường. Đẩy mạnh hoạt động dự giờ, khảo sát chất lượng, nắm bắt tâm thế tiếp nhận học tập của học sinh khi giáo viên vận dụng nguyên tắc này

- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu dạy học tích hợp.

- Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp. Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn hoc.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Ngày 26 tháng 05 năm 2018

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung

của người khác.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN dạy tích hợp liên môn kiểu bài vùng lãnh thổ địa lý 9 nhằm nâng cao chất lượng học sinh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)