phân hóa sâu sắc giữa người giàu (những triệu phú, tỉ phú) với người nghèo, những người nghèo chỉ có những túp lều tranh, dột nát, bẩn thỉu, như các “ổ chuột” làm nơi trú ngụ, bên cạnh những “nhà chọc trời” của người giàu sang. Điều đó cho thấy xã hội Mĩ đầy rẫy những bất công. Người lao động làm ra sản
phẩm nuôi sống xã hội, đem lại sự phồn vinh cho đất nước, nhưng họ không bao giờ được hưởng thành quả do mình làm ra.
* Câu hỏi sử dụng
Câu 1: Các bức ảnh trên phản ánh điều gì?
Câu 2: Nêu nhận xét của em về tình hình xã hội Mĩ ở đầu thế kỷ XX?
Hình 8:Bức tranh đương thời mô tả chính sách mới ở Mĩ
(Lớp 8, Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới )
* Mục đích cần hướng đến
Tìm hiểu nội dung của chính sách mới do tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện vào năm 1932 ở Mĩ.
* Kiến thức cơ bản để khai thác: Người khổng lồ tượng trưng cho nhà
nước, thể hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với các ngành kinh tế. Trước đó nước Mĩ bị khủng hoảng vì sản xuất ồ ạt không có định hướng, không có chiến lược, không có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Nay để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng đó, nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong tất cả các ngành kinh tế ( thể hiện ở bàn tay lực lưỡng thâu tóm các sợi dây vô hình, sợi dây đó được nối với các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng…)
Kết quả là « Chính sách mới » đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, ổn định tình hình chính trị và giúp nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
Ru-dơ-ven Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ
Bên cạnh việc phân tích trên, giáo viên cho học sinh biết thêm một số thông tin về tổng thống Ru-dơ-ven: Sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở vùng thung lũng sông Hút-sơn, Niu-Yoóc, khi học xong bậc trung học, năm 1905, Phran-klin D. Ru-dơ-ven ghi danh theo học tại Phân khoa Luật, Trường Đại học Cô-lôm-bi-a. Năm 1907, ông trúng tuyển kỳ thi được công nhận làm luật sư của tiểu bang Niu-Yoóc. Năm 1910, ông được bầu chọn vào thượng viện tiểu bang Niu-Yoóc. Năm 1913, ông được Tổng thống W.Uyn-sơn bổ nhiệm làm phụ tá Bộ trưởng Bộ Hải quân và giữ chức vụ này liên tiếp 6 năm. Mùa hè năm 1921, ông lâm trọng bệnh, gần như cả hai chân đều bị bại liệt tưởng như chẳng bao giờ phục hồi được. Tình trạng này khiến cho ông phải sử dụng xe lăn để di chuyển. Dù là vậy, ông vẫn hăng say hoạt động chính trị. Năm 1928, ông ra ứng cử chức thống đốc tiểu bang Niu-Yoóc và trúng cử. Tháng 10-1929, Hoa Kỳ lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. Tổng thống Hoa Kỳ là ông H. Hô- vơ (Đảng Cộng hòa) hành động rất chậm chạp để cứu trợ. Nông dân lâm vào cảnh khốn cùng, và từ chối, không chịu trợ giúp, giới công nhân nhà máy lâm vào cảnh thất nghiệp. Trong khi đó, tại tiểu bang Niu-Yoóc, ông Ru-dơ-ven cho thiết lập Ủy ban Cứu trợ khẩn cấp để trợ giúp những người cần được trợ giúp. Việc làm này đã giúp cho những người dân nghèo ở Niu-Yoóc thoát khỏi cảnh điêu đứng lầm than. Vì thế mà họ nức lòng ca tụng ông là người có tài lãnh đạo quản lý nhân dân. Tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn xa. Chẳng bao lâu, nhân dân cả nước đều biết đến ông và ông trở thành niềm hy vọng của người dân Hoa Kỳ giữa thời đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong kỳ bầu cử tổng thống vào tháng 11-1932, Phran-klin D. Ru-dơ-ven được Đảng Dân chủ đề cử ra làm ứng cử viên đối đầu với ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là Tổng thống H.Hô-vơ để cùng thi tài chạy đua vào Nhà Trắng. Một phần nhờ đã có tiếng tăm lừng lẫy từ năm 1929 khi cho thành lập Ủy ban Cứu trợ khẩn cấp ở Niu-Yoóc, một phần do tình trạng thất nhân tâm của Tổng thống H.Hô-vơ và Đảng Cộng hòa do việc chậm trễ trong việc cứu trợ nông dân lâm cảnh khốn cùng, và từ chối, không chịu trợ cấp cho công nhân tại các nhà máy kỹ nghệ bị thất nghiệp gây ra, ông
Ru-dơ-ven đắc cử dễ dàng với 472 phiếu cử tri đoàn, và 22.821.277 phiếu bầu của nhân dân (57,4%), trong khi ứng cử viên của Đảng Cộng hòa chỉ được 59 phiếu cử tri đoàn và 15.761.254 phiếu bầu của nhân dân (39,7%). Các nhà sử học đều cho rằng, Tổng thống Ru-dơ-ven là vị tổng thống Hoa Kỳ được cả nhân dân Mỹ kính phục. Nhân dân Mỹ luôn nhớ đến ông và coi ông như là một nhà lãnh đạo tài giỏi và đầy lòng nhân ái vì những công lao: Đưa đất nước Hoa Kỳ ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế giúp cho dân nghèo, những phế nhân hay người bất hạnh bị tàn tật không thể mưu sinh được bảo đảm khỏi phải sống trong cảnh điêu linh khốn khổ thiếu cơm thiếu áo; giúp cho người dân lao động trút được gánh nặng lo âu vào những khi thất nghiệp, không có công ăn việc làm hay vào khi đau ốm và già yếu; đưa Hoa Kỳ lên hàng siêu cường trên thế giới. . * Câu hỏi sử dụng:
Câu 1: Em biết gì về tổng thống Ru-dơ-ven?
Câu 2: Nội dung của chính sách mới là gì?
Câu 3: Nêu nhận xét của em về kết quả của chính sách mới?
Hình 9: Tranh biếm họa ở châu Âu năm 1939
(Lớp 8, Bài 18: Chiến tranh thế giới thứ hai)
H×nh 75. Tranh biÕm häa ë ch©u ¢u 1939.
* Mục đích cần hướng đến
Hít-le được ví như người khổng lồ, xung quanh là các chính khách châu Âu đã nhượng bộ Hít-le.
* Kiến thức cơ bản để khai thác: Tiểu sử về Hitle
Adolf Hitle sinh ngày 20-4-1889, tự sát ngày 30-4-1945. Là chủ tịch đảng Đức Quốc xã từ năm 1921, làm thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.
Ông kiến lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ông đã khởi phát thế chiến thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn
giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái. Điều đặc biệt là cả Hít-le và vua hài Sác-lô đều sinh cùng thời điểm là tháng 4 năm 1889 ( vua hài Sác-lô sinh ngày 15/4/1889) nhưng một người thì mang lại tiếng cười cho cả thế giới, còn người kia thì làm cho cả thế giới phải khóc ( vì Hít-le đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ - một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, làm hơn 60 triệu người chết. )
Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi ba mươi của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Hit-le không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong Thế chiến thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình.
Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Hit-le là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy.
Câu hỏi sử dụng
Câu 1: Em hãy quan sát thật kĩ bức tranh biếm họa về Hit-le và cho biết nội dung bức tranh muốn nói lên điều gì?
Câu 2: Em biết gì về trùm phát xít Hít-le?
Câu 3: Qua những hiểu biết của mình; Em đánh giá như thế nào về nhân vật này?
Hình 10: Ảnh chân dung Nel-son Man-de-la
( Lớp 9, Bài 6: Các nước châu Phi )
Nelson Mandela
Tìm hiểu một nhân vật lịch sử đương đại tiêu biểu của châu Phi và thế giới về phong trào đấu tranh cho tự do-dân chủ, chống đói nghèo và bệnh tật...
* Kiến thức cơ bản để khai thác.
Nel-son Man-de-la sinh ngày 18-7-1918 tại Nam Phi. Ngay từ thời trẻ,
ông đã đấu tranh chống chế độ A-pac-thai. Năm 1948, bắt đầu tham gia chính trường, gia nhập đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC). Ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ma-hat-ma Gan-dhi ( nhà cách mạng Ấn Độ ) và chủ trương đòi quyền lợi cho người da đen thông qua các biện pháp đấu tranh bằng hoà bình.
Tuy nhiên càng ngày Man-de-la càng nhận ra rằng đấu tranh hoà bình sẽ chẳng đi đến đâu. Năm 1961, ông lãnh đạo phong trào vũ trang của ANC. Tháng 8-1963 ông bị bắt và bị kết án tù chung thân.
Mặc dù ở trong tù, nhưng ông vẫn tiếp tục đấu tranh. Bên cạnh đó phong trào đấu tranh đòi tự do cho ông diễn ra ngày một mạnh mẽ cả trong nước và quốc tế. Trước sức ép của dư luận, nhà cầm quyền Nam Phi phải kí lệnh trả tự do cho Man-de-la vào tháng 2-1990, chấm dứt 27 năm ông bị giam cầm.
Sau khi ra tù Ông trở lại nắm quyền lãnh đạo ANC và tiếp tục đấu tranh bằng phương pháp hoà bình chống chủ nghĩa A-pac-thai. Trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiếp pháp tháng 11năm 1993 đã chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Tinh thần đấu tranh của Ông được cả thế giới ngưỡng mộ và Ông đã nhận được giải thưởng No-bel vì hoà bình ( năm 1993 ). Trong cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (4-1994), Mandela trở thành Tổng thống.
Năm 1999, Ông nghỉ hưu, nhưng lại đấu tranh cho cuộc chiến khác; chiến đấu vì trẻ em, vì người nghèo và vì bệnh tật, đặt biệt là tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
Trên cơ sở tinh thần đấu tranh không mệt mỏi đó. Ông xứng đáng là một biểu tượng lịch sử đương đại về tự do-dân chủ, chống đói nghèo và bệnh tật, không những của châu Phi mà còn của thế giới.
* Câu hỏi sử dụng
Câu 1: Em biết gì về Nel-son Man-de-la ?
Câu 2: Qua những hiểu biết của mình; Em đánh giá như thế nào về nhân