2. Nội dung
2.3.1. Phương pháp dạy bài Ôn tập Văn học hiện nay
26
Phương pháp dạy bài Ôn tập văn học đang được sử dụng rộng rãi ở nhà trường phổ thông hiện nay là giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách hệ thống hoá những tác giả, tác phẩm đã học trong học kì, trong năm, khẳng định một lần nữa những nét chính về nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật dựa trên sách giáo khoa. Có thầy cô còn khái quát hoá kiến thức cho các em dựa tên mô hình không gian, ví như ở lớp 10 học Văn học dân gian, Văn học trung đại Việt Nam, sử thi ấn Độ, Thơ Đường,
27
tiểu thuyết Minh- Thanh của Văn học Trung Quốc, Thơ Hai- Cư của Nhật Bản…. hoặc theo mô hình văn học dân tộc: Pháp có V. Huy- Gô, H. Ban- Giắc; Nga có A. Puskin, Sê- Khốp; Văn học Việt Nam có Thạch Lam, Nam Cao, Xuân Diệu…trong chương trình Văn học 11. Nội dung ôn tập trong sách giáo khoa có những vấn đề lớn, sâu đòi hỏi độ tư duy cao nên trong thực tế giáo viên chỉ chọn một số nội dung đơn giản, dễ dạy. Số câu hỏi, nội dung còn lại hoặc là bị bỏ qua hoặc được giải thích một cách nông cạn, đại khái.
28
Nhìn chung, so với bài đọc văn, bài ôn tập chưa có một cách thiết kế thống nhất (Sách thiết kế của nhiều nhà nghiên cứu văn học, nhiều nhà giáo, sách giáo viên… cũng thực hiện mỗi cách khác nhau). Tuy nhiên, một thực trạng như vậy không hoàn toàn là cái dở mà cũng có cái hay của nó, đó là sự đa dạng về phong cách và phương pháp. Dĩ nhiên điều đó cũng gây nên sự lúng túng, thiếu tự tin, thiếu định hướng cho nhiều giáo viên, kể cả giáo viên có kinh nghiệm lâu năm
29
2.3.2. Cách thức tổ chức giờ ôn tập Văn học theo hướng học sinh là chủ thể sáng tạo
Chúng tôi rất tâm đắc với gợi ý thật cụ thể của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng:
“Người thầy phải suy nghĩ, phải chuẩn bị một cách sáng tạo… thầy và trò có thời gian để đối thoại, thảo luận, tranh luận về tất cả cái gì có liên quan đến bài học. Trí tuệ, tài năng, tác phong của người thầy được thể hiện ở đây như nguồn ánh sáng soi vào bóng
30
tối nhằm phát hiện những gì còn ẩn núp ở đó”. Đây cũng là cơ hội để học sinh phát huy những gì là sáng tạo, là độc đáo để góp vào cuộc thảo luận chung.
Một trong những vấn đề then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn là vấn đề chủ thể học sinh. Học sinh cần được xác định như là một chủ thể có ý thức. Phát huy tính năng động của chủ thể, năng lực sáng tạo của mỗi người cũng như phát huy chủ thể học sinh chính là đáp ứng một phần quan trọng của phương pháp dạy học
31
thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập toàn cầu (Điều đó gải thích tại sao nhiều chương trình giáo dục của nước ngoài hết sức linh hoạt, một giờ học có khi cả thầy và trò cùng thảo luận và khám phá bài học).
Ở đây, chúng tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy phong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục được sử
32
dụng. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu một cách dạy kết hợp giữa phương pháp truyền thống với những yêu cầu mới.
Thời gian gần đây trên các chương trình phát sóng của đài truyền hình Việt Nam xuất hiện nhiều sân chơi tri thức bổ ích, thú vị, thu hút sự quan tâm yêu thích không chỉ của học sinh, sinh viên mà của toàn xã hội như: Đấu trường 100, Câu lạc bộ bạn yêu thơ, Đường lên đỉnh Olympia, Âm vang xứ Thanh (Đài PTTH Thanh Hoá). Ở các trường,
33
các lớp vẫn thường xuyên tổ chức những cuộc thi vui về hiểu biết xã hội, kiến thức như:
Em yêu khoa học, Tài trí tuổi trẻ thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh… Tại sao
chúng ta không biến giờ ôn tập Văn học (cũng như ôn tập Tiếng Việt, Làm văn) thành một hoạt động tương tự như thế?
- Cách thức tiến hành
34
Để tiến hành một giờ dạy- học theo yêu cầu trên ta chia lớp thành 4 đội dự thi. Mỗi tổ thành một đội do tổ trưởng làm đội trưởng (hoặc một học sinh khá giỏi, nhanh trí, có khả năng thuyết phục người khác). Thay vì thuyết giảng hoặc gọi học sinh trả lời thì giáo viên soạn tất cả nội dung cần dạy dưới dạng câu hỏi và tất cả đều có quyền trả lời .
35
Giờ dạy này ứng dụng công nghệ thông tin là tốt nhất. Vì vậy giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử để thuận tiện cho sử dụng câu hỏi, sinh động hơn trong tiết học và nhất là thu hút được học sinh.
- Hệ thống câu hỏi
- Trắc nghiệm khách quan
36
Trắc nghiệm khách quan là cách kiểm tra năng lực ghi nhớ, hiểu biết bản chất bài học của học sinh sau bài học. Có nhiều dạng trắc nghiệm khách quan, nhưng trong tiết ôn tập kiểu này ta nên sử dụng 2 loại : Điền khuyết và nhiều lựa chọn. Với một câu hỏi giáo viên đưa ra 4 câu trả lời A, B , C , D trong đó có một đáp án đúng nhất. Các đội sẽ dùng bảng để trả lời (Bảng này làm bằng mêka hoặc vật dụng khác như giấy bìa: viết các đáp án đúng bằng bút lông, rất đơn giản và không tốn kém). Thời gian suy nghĩ mỗi câu là 10
37
giây. Có tín hiệu trả lời đều nâng bảng lên. Đội nào trả lời đúng sẽ được cộng điểm, mức điểm do Giáo viên tự quy định, quy đổi. Ghi chép kết quả là thư kí của lớp.
- Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Ví dụ 1: “ Mặt trời của thi ca Nga” là ai?
A. Êxênhin B. M. Goorki C. A. Puskin D. L. Tônxtôi
Câu trả lời đúng là C
38
Ví dụ 2 : Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Tự tình ( Hồ Xuân Hương ) được thể hiện ở: A. Nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình
B. Thái độ phản kháng với xã hội phong kiến C. Tâm trạng tuyệt vọng của nhân vật trữ tình
D. Nỗi buồn, sự phẫn uất và khát vọng sống, ý thức vượt lên của nhân vật trữ tình. Câu trả lời đúng là D
39 - Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết
Ví dụ : Hoàn thành lời nhận định của nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt
Nam hiện đại : “ Ở nước ta, một năm có thể kể như ………. của người”.
A. Năm mươi năm B. Bốn mươi năm C. Ba mươi năm D. Hai mươi năm Câu trả lời đúng là C
- Kiểm tra kiến thức bằng câu hỏi trả lời ngắn
40
Giáo viên ra những câu hỏi là tên một trào lưu, một con số về thời gian, sự kiện văn học, tên tác giả, tác phẩm, nhân vật…. Cần soạn những câu hỏi có trọng tâm, liên hệ mật thiết với người học (có thể hỏi những câu đòi hỏi học sinh phải chịu khó tìm tòi, đọc nhiều, hiểu biết rộng mới trả lời được)
41
Học sinh có thể giơ tay để giành quyền ưu tiên trả lời. Nhưng cũng có thể tạo điều kiện để các đội tham gia cùng trả lời bằng cách viết lên bảng. Sau 30 giây các đội phải đưa ra đáp án đúng. Đội nào trả lời đúng sẽ được tính điểm
Ví dụ 1 : Ai là người Châu Á đầu tiên nhận được giải Nobel văn học? Năm nào? Với tác phẩm gì?
Đáp án : R. Tagor. Năm 1913. Tập Thơ Dâng
42
Ví dụ 2 : Hai chủ đề nổi bật trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn là gì? Đáp án: Sự tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong
- Câu hỏi so sánh
Câu hỏi so sánh được sử dụng trong bài ôn tập cần mang tính tổng quát, chỉ ra được
bản chất của vấn đề văn học. Đồng thời thấy được mối liên hệ tác động giữa các vấn đề
43
với nhau (Phải hết sức tránh những câu hỏi vụn vặt, tản mạn). Trong loại câu hỏi này cần lưu ý các em trả lời trúng trọng tâm, không dài dòng.
So sánh giữa Văn học Việt Nam với Văn học nước ngoài
Ví dụ 1: Theo em, sự gần gũi trong sáng tác của V.Huy- Gô (Văn học Pháp) và sáng tác của Thạch Lam (Văn học Việt Nam) là gì?
44
Đáp án : Sáng tác của V. Huy – gô và Thạch Lam rất gần nhau ở chủ đề tình thương yêu và triết lí tình thương yêu.
So sánh giữa Văn học nước ngoài với Văn học nước ngoài
Ví dụ 2 : Điểm tương đồng về số phận cũng như tính cách của Xôcôlốp trong Số phận
con người (Sôlôkhốp) và Xantiagô trong Ông già và biển cả (Hêminguây) là gì?
Đáp án : Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục
45
- Loại câu hỏi hùng biện và phát biểu cảm nghĩ
Đây là loại câu hỏi hay nhưng khó, giúp ta phân hóa được học sinh. Có thể ra một câu hỏi chung cho cả 4 đội lần lượt trả lời để xếp loại cho điểm (hoặc ra cho mỗi đội một câu hỏi khác nhau). Các đội cử người đại diện phát biểu, tranh luận. Đây là phần sôi động nhất của tiết học, là lúc mà vai trò cá nhân xuất sắc được phát huy. Cũng qua đó
46
giáo viên phần nào nắm bắt được năng lực, sở trường của học sinh, chuẩn bị cho mục tiêu cao hơn (Lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi chẳng hạn)
Ví dụ 1 : Một tác phẩm văn học có thể được cảm nhận khác nhau hay không? Vì sao? Đáp án: Cảm nhận văn học là một hành động chủ quan và rất đa dạng. Người đọc có quyền lí giải tác phẩm văn học theo sự hiểu biết, theo cách nghĩ của mình và sự lí giải ấy có thể theo nhiều cách khác nhau
47
Sự khác nhau này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
+ Bắt nguồn từ tính phong phú của nội dung cũng như tính đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật
+ Tuổi tác, kinh nghiệm sống, học vấn và tâm trạng khi tiếp xúc tác phẩm + Môi trường văn hoá - xã hội mà cá nhân đang sống
+ Sự hiểu biết nhiều chiều.
48
Ví dụ 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Bê- li- cốp (Người trong bao - Sê- khốp)?
Đáp án : Tuỳ thuộc vào cảm nhận của từng học sinh.
Giáo viên tôn trọng ý kiến của từng học sinh, nhưng vẫn phải uốn nắn những lệch lạc để các em có định hướng đúng đắn về kiến thức cũng như tư tưởng, tình cảm..
- Tạo không khí trong giờ ôn tập
49
Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Dạy văn chính là tổ chức tối ưu hoạt động cộng đồng hợp tác giữa thầy và trò để trò tự giác , tích cực, tự lực xử lí cái nghĩa phổ biến của tác phẩm thành cái ý nghĩa độc đáo sáng tạo, phong phú riêng của từng cá nhân”. Cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm bằng nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau.
Song một trong những phương pháp giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm, kiến thức lí luận văn học (Kể cả tiếp nhận qua bài ôn tập) có sự hoà đồng cảm xúc thẩm mĩ theo chúng tôi
50
chính là tạo được không khí văn chương, làm mất sự căng thẳng, nặng nề của khối lượng kiến thức cần xử lí. Đồng thời tạo được sự dân chủ trong tiếp nhận và lĩnh hội tri thức, khi đó giờ văn sẽ thú vị hơn rất nhiều.
Dạy văn, học văn trước hết phải có hứng thú. Trong giờ ôn tập (vốn được xem là khô khan) càng phải gợi được hứng thú ở người học (và cả người dạy). Tạo không khí trong giờ Văn nói chung và giờ Ôn tập Văn học nói riêng là một biện pháp rất quan trọng
51
để học sinh bước đầu tiếp nhận văn chương, thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên - tác phẩm và học sinh. Xây dựng bầu không khí văn chương là cơ sở tâm lí, là nội dung khoa học, là phương pháp tạo cho học sinh đi đến sự thăng hoa trong nhận thức, cảm thụ. Có thể hình dung trong giờ ôn tập văn học, khi tạo bầu không khí văn chương, giáo viên như người dẫn chương trình thông minh, sáng tạo cộng với một chút hóm hỉnh nhằm kích thích các em tư duy. Giờ ôn tập có thành công hay không một phần quan trọng dựa vào
52
“ cái duyên” này của giáo viên. Tạo không khí văn chương trong giờ ôn tập văn học có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.
- Gợi lại không khí lịch sử, xã hội, văn hoá của những tác phẩm trong bài ôn tập: ở lớp 10 khi ôn tập phần văn học Việt Nam trung đại (Văn học Lí – Trần) ta có thể gợi lại không khí lúc đó: Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Nguyên- Mông; sự phát triển của Phật giáo… ở lớp 11 khi ôn tập cuối học kì I ta có thể gợi lại không khí
53
bối cảnh nông thôn Việt Nam những năm 1930- 1945. Phần văn học nước ngoài cũng có thể làm tương tự. Còn với nội dung Lí luận văn học có thể tạo không khí bằng cách cắt nghĩa một khái niệm, một hiện tượng văn học nào đó có liên quan.
- Tạo bầu không khí bằng cách đưa ra một nhận định tổng quát đòi hỏi học sinh phải tư duy và chưa thể giải quyết ngay, từ đó dẫn dắt các em tìm hiểu các nội dung ôn tập để trả lời được vấn đề vừa nêu ra.
54
- Cũng có thể tạo bầu không khí bằng cách giao lưu đối thoại trực tiếp giữa giáo viên- học sinh, học sinh- học sinh…. Tạo nên không khí vui vẻ, phấn khởi trong suốt tiết học.
Tạo được bầu không khí văn chương thực sự là môt nghệ thuật. Nó đòi hỏi sự khéo léo, thông minh và tế nhị của người thầy để làm sao giờ học sinh động mà hiệu quả, vui vẻ mà nghiêm túc.
55 - Đánh giá tổng kết
Cuối giờ học giáo viên tổng kết điểm, nhận xét từng đội và cá nhân về các nội dung: Tinh thần tham gia học tập, khả năng nắm bắt kiến thức, độ nhanh nhạy khi trả lời các câu hỏi, tinh thần đồng đội, vai trò người đội trưởng… Cách nhận xét, đánh giá của giáo viên phải đảm bảo công bằng, khoa học, chính xác và đặc biệt cũng cần nâng niu, trân trọng những gì các em có. Càng nghiêm túc bao nhiêu hiệu quả giáo dục của
56
nó sẽ càng cao, không chỉ với tiết học đó mà cả những tiết học sau đó. Đây là những vấn đề không mới nhưng không bao giờ cũ bởi nó là cơ sở, nền tảng, động lực cho sự phát triển của học sinh
2.4. Thực nghiệm
Trong mấy năm gần đây khi tổ chức cho học sinh các khối lớp ôn tập theo cách trên đây bản thân tôi thấy rất có hiệu quả. Chính học sinh khi được hỏi cũng rất thích thú
57
với cách làm này. Nhiều học sinh đã thực sự trưởng thành khi được học những tiết học như vậy. Các em không còn thụ động mà đủ tự tin tham gia tranh luận, thảo luận ở những diễn đàn lớn hơn. Đó là kết quả giáo dục từ một phương pháp đúng đắn. Không nặng nề bởi những vấn đề lí thuyết, cách làm của chúng tôi khá thiết thực và rất dễ vận dụng.
58
Thú vị hơn chúng tôi còn thấy cùng một cách ôn tập như thế nhưng nếu có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (sử dụng giáo án điện tử) thì hiệu quả giờ học còn cao hơn nhiều. Còn có nhiều vấn đề cần phải rút kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin