3.1. Kết luận
Đề tài được trình bày đảm bảo tính khoa học của một sáng kiến kinh nghiệm. Bố cục rõ ràng, hệ thống các luận điểm, luận cứ mạch lạc, lô gic. Đề tài dựa trên tính lí thuyết và được vận dụng vào thực tiễn một cách đúng đắn, có sức thuyết phục. Các số liệu lấy từ thực tế trước và sau khi áp dụng đề tài.
Với kết quả thu được từ thể nghiệm, tôi thấy khả năng ứng dụng của đề tài là khả quan. Đề tài phù hợp với đối tượng học sinh từ yếu đến giỏi trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên ngữ văn.
- Đối với Ban giám hiệu nhà trường, cần tạo điều kiện cho học sinh được đăng ký học tự chọn, học bồi dưỡng môn Ngữ văn theo năng khiếu sở trường. Ngay từ khi mới vào lớp 10 các em có cùng nguyện vọng được đăng ký vào học một lớp. Nhà trường bố trí giáo viên có chuyên môn tốt dạy những lớp này.
- Nhà trường giao cho tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch, biên soạn nội dung chuyên đề để bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn và kết quả thi Đại học - Cao đẳng hằng năm. Kết quả thi Đại học chính là thương hiệu của nhà trường, là niềm tin yêu của phụ huynh, học sinh.
- Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là trong công tác Bồi dưỡng Học sinh giỏi, luyện thi Đại học, giáo viên nên luyện cho học sinh kĩ năng làm dạng đề Nghị luận Văn học kiểu so sánh. Đây là một trong những cách giúp học sinh không chỉ làm tốt các bài làm văn mà còn vững vàng hơn trong việc Đọc- hiểu Văn bản Văn học.
- Trong xu thế hướng tới sự “đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục”, trong đó có đổi mới kiểm tra đánh giá, nên dành thời gian hợp lí để học sinh rèn luyện kĩ năng viết. Hiện nay học sinh chủ yếu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, chỉ làm một số bài viết định kỳ trong phân phối chương trình. Quá trình rèn luyện, giáo viên cần đầu tư thời gian xây dựng dàn ý (đáp án) khá chi tiết để học sinh hiểu rõ vấn đề.
Tôi xin cam đoan sáng kiến trên là của bản thân tôi. Mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018 Người viết sáng kiến
LÊ TRỌNG VINHTÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Ngọc Khương, Kỹ năng làm bài so sánh văn học, Vnexpress.net 2. Đề xuất cách làm dạng đề so sánh văn học, Báo giáo dục thời đại
3.Lưu Xuân Mới, 2001, Phương pháp dạy học đại học, Nxb Giáo dục. 4. Lê Đức Ngọc, Dạy cách học một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học, Tạp chí Dạy và học ngày nay.
5. Vũ văn Tảo, Tháng 4/2001, Học và dạy cách học, Tạp chí Tự học.
6. Hoàng Thị Huệ, 23 bài văn nghị luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia
7. Trịnh Văn Quỳnh, Chiến thuật ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn – Chuyên đề nghị luận văn học, Nxb Đại học Huế.
8. Chí Bằng, Thủ thuật giải nhanh đề thi Ngữ Văn, Nxb Giáo dục
9. Phạm Minh Nhật, Tổng ôn kiến thức Ngữ Văn 12 kỳ thi THPT Quốc gia, Nxb Đại học Quốc gia.