Quản trị đổi mới thành công

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO. (Trang 25 - 27)

Trong 80 năm qua đã có rất nhiều nghiên cứu về quá trình đổi mới ở nhiều góc độ khác nhau. Rõ ràng là không dễ để có được câu trả lời cho câu hỏi thế nào là thành công trong quản trị đổi mới vì nó có thể đổi mới theo nhiều khía cạnh, quy mô, loại hình, lĩnh vực…

Nhưng có thể rút ra được 2 luận điểm chính thông qua các nghiên cứu là:

- Sự đổi mới là cả một quá trình không phải một sự kiện xảy ra ngày 1 ngày 2, và đổi mới cần phải được quản trị, quản lý để đi đúng kế hoạch, quỹ đạo.

- Những yếu tố trong quá trình triển khai đổi mới có thể được kiểm soát điều khiển để tạo sự ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

→ Qua đó thấy được 2 yếu tố quan trọng nhất trong quá trình đổi mới thành công đó là THỜI GIAN & KINH NGHIỆM.

Khả Di/Trâm Anh

Ví dụ: Quá trình đổi mới của một công ty có liên kết chặt chẽ đến việc công ty đó đưa ra lựa chọn và quản lý các dự án, cách nó điều phối yếu tố đầu vào bằng những phương thức khác nhau, cách nó giao tiếp và hợp tác với khách hàng…

Ví dụ: Với những biến động liên tục xảy ra trong môi trường kinh doanh hiện nay thì việc thay đổi ban lãnh đạo là dễ nhận thấy nhất từ phong cách lãnh đạo đến các nhân sự trong bộ máy điều hành

=> Việc tích hợp quản lý các bộ phận cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đổi mới thành công, vì theo các nhà nghiên cứu có rất ít các công ty thành công trong quản lí hay phát triển khả năng chỉ ở 1 lĩnh vực còn lại đa phần đều thất bại do nhiều yếu tố có thể là chưa đủ chuyên môn hoặc có thể là do công nghệ chưa đạt yêu cầu…

Ví dụ: là việc áp dụng công nghệ mới khi các quy trình công nghệ được thay đổi sẽ cho ra mắt sản phẩm trên thị trường nhanh hơn từ đó phát sinh khả năng cạnh tranh khác biệt so với mặt bằng chung.

Sau đây là một số ý kiến của các nhà nghiên cứu về yếu tố dẫn đến đổi mới thành công:

- Theo John Gilbert, cần có sự khích lệ và trao quyền từ cấp quản lý, tích cực khuyến khích nhân viên làm việc chẳng hạn như một lời khen, công nhận hay đơn giản chỉ là lời cám ơn, đối với các công trình quy mô lớn thì việc sử dụng công cụ hay môi trường sáng tạo sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đổi mới thành công.

- Theo Wouter Zeeman, không ngừng tạo động lực đổi mới ở cấp độ quản lý, xây dựng dự án chung cho cả tổ chức, xây dựng cấu trúc quản lý danh mục đầu tư tốt, đảm bảo nguồn nhân lực đủ lớn để phân bổ cho các hoạt động liên quan đến đổi mới.

- John Thesmer, xem nó là 1 phần không thể thiếu trong chiến dịch công ty, sẵn sàng chia sẻ kiến thức với nhau, tạo hình mẫu đổi mới tiềm năng thu hút trước khi chính thức thực hiện.

Khả Di/Trâm Anh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w