Lịch sử phát triển quy định phápluật về bị hại

Một phần của tài liệu Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai. (Trang 25 - 30)

Lịch sử hình thành và phát triển về chế định bị hại gắn bó chặt chẽ với các mốc lịch sử phát triển lập pháp hình sự và TTHS. Vì vậy, học viên nghiên cứu

phân chia theo các giai đoạn, gồm: thời kỳ trước năm 1945, thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1988; thời kỳ từ năm 1988 đến trước năm 2003 và thời kỳ từ năm 2003 đến trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực.

1.4.1.Giai đoạn trước năm 1945

Thời kỳ phong kiến, đáng chú ý là Quốc triều hình luật (năm 1428), Trị binh bạo phạm (năm 1511) và Hoàng việt luật lệ (Luật Gia Long, năm 1811). Các luật này có quy định về bị hại với vai trò tố tụng khá quan trọng. Trong đó, họ có quyền quyết định khởi đầu một VAHS bằng cách có tố cáo lên quan hay không; hơn nữa, quá trình thi hành án, quyền lợi của người bị hại cũng được quan tâm bằng quy định về thủ tục thi hành bồi thường về mặt dân sự cho người bị hại rất cụ thể như truy thu số tiền bồi thường, trước nhận về quan ty hay thuộc lại, sau đó trả cho người được bồi thường.

Thời kỳ Pháp thuộc có ba Bộ luật tố tụng hình sự nhưng hai bộ luật áp dụng ở Nam kỳ và trung kỳ không được lưu giữ, chỉ BLTTHS áp dụng tại Bắc kỳ được các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật nghiên cứu [29, 66]. BLTTHS áp dụng tại Bắc kỳ quy định các loại người tham gia tố tụng, trong đó có người bị hại nhưng chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của người bị hại và xác định lời khai của người bị hại là một loại nguồn chứng cứ; người bị hại có quyền tham gia phiên tòa, được biết về bản án và có quyền kháng cáo

Các quy định về người bị hại, về việc cung cấp chứng cứ và các thủ tục lấy lời khai người bị hại, thủ tục tham gia xét hỏi tại phiên tòa của người bị hại cũng như quyền được biết bản án và việc thừa nhận quyền kháng cáo của người bị hại lànhững bước phát triển vượt bậc về kỹ thuật lập pháp, có giá trị tham khảo trong những giai đoạn tiếp theo.

1.4.2.Giai đoạn từ năm 1945 đến đến trước năm 1988

Từ năm 1945 đến năm 1988, Nhà nước ta ban hành Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1980. Hai Các bản Hiếp pháp này là nguồn quan trọng của

người bị hại. Tuy nhiên, Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của TAND tối cao lại có sự ghi nhận đáng kể về người bị hại và quyền của người bị hại. Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 của TAND tối cao đã quy định người bị hại là “công dân đã bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm đến thể chất, tài sản, hoặc xâm hại về tinh thần (như bị lăng nhục, đánh, giết, trộm cắp, lừa đảo...). Người đã can thiệp để ngăn cản bị cáo đánh, giết người khác nhưng bản thân cũng bị kẻ phạm pháp gây thương tích, hoặc người có nhà cửa bị cháy vì bị cáo đốt nhà của người khác nhưng đám cháy đã lan sang nhà của họ cũng là người bị xâm hại trực tiếp đến thể chất, tài sản”. Như vậy, khái niệm trên chỉ ra người bị hại là cá nhân, hơn nữa chỉ giới hạn là công dân, không thể là cơ quan, tổ chức. Theo đó, người bị hại có quyền đề xuất chứng cứ, được yêu cầu bồi thường, được tham gia tranh luận ở phiên tòa, được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng và được kháng tố để xin tăng hình phạt đối với bị cáo hoặc xin tăng bồi thường. Bị hại có người đại diện.

1.4.3.Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2003

Giai đoạn này ra đời BLTTHS đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam, BLTTHS năm 1988 (Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1989). Đây được xem là dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển pháp luật hình sự và TTHS của Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng. Khoản 1 Điều 39 BLTTHS năm 1988 quy định “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra”. Quy định trên đã đưa ra khái niệm về người bị hại.

Giai đoạn 1988 đến trước 2003 đã đánh dấu và ghi nhận bước phát triển vượt bậc trong việc tôn trọng và ghi nhận quyền của người bị hại trong TTHS Việt Nam nhưng quyền của người bị hại vẫn chưa được hiến pháp thừa nhận. Người bị hại và quyền của người bị hại chỉ mới được thừa nhận mà chưa quy định các biện pháp nhằm bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện trên thực

tế.

1.4.4. Giai đoạn từ năm 2003 đến trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực

BLTTHS 2003 là văn bản pháp luật quan trọng, quy định về khái niệm người bị hại, các quyền và nghĩa vụ của người bị hại, trách nhiệm thực thi của các cơ quan THTT, người THTT nhằm bảo đảm thực hiện các quyền của người bị hại.

Khái niệm người bị hại tiếp tục được sửa đổi, ghi nhận theo hướng diễn đạt ngắn gọn tại khoản 1, Điều 51 “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Trong BLTTHS 2003, người bị hại và quyền của người bị hại được quy định và đề cập đến trong 31 điều trong tổng số 346 điều luật. Ngoài BLTTHS thì Bộ luật Hình sự năm 2009 cũng là văn bản pháp luật quan trọng. Các quy định trong BLHS xác định hành vi nào là tội phạm, khi đó, tương ứng với hành vi phạm tội sẽ xác định được ai là người bị hành vi phạm tội tác động

-bị hại của tội phạm đó.

Năm 2011, Nhà nước ban hành Luật phòng, chống mua bán người đã đưa ra khái niệm về nạn nhân của mua bán người “là người bị xâm hại bởi hành vi …”. Đặc biệt, trường hợp có đủ điều kiện xác định là nạn nhân thì cơ quan đã tiến hành xác minh cấp giấy xác nhận nạn nhân cho họ. Đây là một quy định tiến bộ, bảo đảm quyền của người bị hại trong TTHS,

Như vậy, ở giai đoạn này, khái niệm người bị hại được sử dụng phổ biến, “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra”. Trường hợp bị thiệt hại do vi phạm hành chính hoặc vi phạm pháp luật dân sự gây ra thì thông thường không gọi là “người bị hại” mà dùng khái niệm “người bị thiệt hại”.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1 của luận văn, học viên đã làm rõ được một số vấn đề về bị hại. Bị hại là chủ thể bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Nếu bị hại là cá nhân thì đó là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, nếu bị hại là cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Trên cơ sở khái niệm bị hại, tác giả luận văn đã làm rõ được nội hàm bị hại và sự thiếu thống nhất trong BLTTHS và BLHS về thuật ngữ “bị hại” và “người bị hại”. Từ khái niệm bị hại, luận văn phân tích các đặc điểm, vị trí và vai trò của bị hại, đây là cơ sở để phân biệt bị hại với những người tham gia tố tụng khác. Theo đó, bị hại chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức; thiệt hại do tội phạm gây ra tùy theo chủ thể của bị hại là cá nhân hay cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản còn cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín; thiệt hại của bị hại phải là thiệt hại trực tiếp và cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

Xác định bị hại đúng bị hại có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc xác định tội phạm, hình phạt và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bị hại. Do đó, việc phân biệt bị hại với những người tham gia tố tụng khác như người bị buộc tội, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ sở để xác định đúng bị hại, giúp cho việc giải quyết vụ án được toàn diện, triệt để.

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về bị hại ở Chương 1 này là cơ sở cho việc nghiên cứu quy định của pháp luật về bị hại và đánh giá thực trạng bảo vệ quyền lợi bị hại trong thực tế ở Chương 2.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BỊ HẠI VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN LỢI BỊ HẠI TẠI TỈNH ĐỒNG

NAI

Một phần của tài liệu Bị hại trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai. (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w