1) Thời kỳ 1919-1930:
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) đã làm chuyển biến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội và điều kiện chính trị cho phong trào cách mạng mới.
- Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, làm chuyển biến phong trào yêu nước sang lập trường vô sản.
- Phong trào công nhân chuyển sang tự giác, 3 tổ chức cộng sản ra đời, 1930 thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
2) Thời kỳ 1930-1945:
- Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ- Tĩnh - Phong trào dân chủ 1936-1939.
- Phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945) và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
3) Thời kỳ 1945-1954:
- Sau cách mạng tháng Tám, nước ta gặp mn vàn khó khăn thử thách, đất nước trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”. - Nhiệm vụ của CM nước ta lúc này là kháng chiến và kiến quốc.
- Thắng lợi lớn: chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947, Biên Giới thu đông 1950, đông –xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đã kết thúc kháng chiến chống Pháp bằng Hiệp định Gionevơ.
4) Thời kỳ 1954-1975: đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, nhiệm vụ CM từng miền:
- Miền Nam:
+ Từ đấu tranh chính trị phát triển thành khởi nghĩa vũ trang.
+ Lần lượt đánh bại 4 chiến lược chiến tranh của Mĩ, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước. - Miền Bắc:
+ Thực hiện những nhiệm vụ của CM trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+ Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, miền Bắc kết hợp chiến đấu với sản xuất, chi viện cho miền Nam, Lào, Campuchia.
5) Thời kỳ 1975-2000:
- 1976-1986 đi lên CNXH, đạt thành tựu nhưng cũng gặp khó khăn, đất nước khủng hoảng về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới.