TÍNH CHẤT CƠ HỌC, CÔNG NĂNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU 2-1 Nhóm mộc

Một phần của tài liệu 10 phát kiến vĩ đại nhất trong lịch sử vật liệu thế giới pdf (Trang 64 - 65)

C. Giấy dán tường họa tiết hình học ( Geometric wallpaper): loại giấy dán

TÍNH CHẤT CƠ HỌC, CÔNG NĂNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU 2-1 Nhóm mộc

2-1 .Nhóm mộc

2-1.1) Gỗ tự nhiên

Gồm các loại gỗ tự nhiên như: bạch tùng, căm xe, cẩm lai, mun, thông, dầu gió … được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng và trang trí nội thất vì những ưu điểm cơ bản sau: nhẹ, có khả năng cách âm, cách nhiệt và cách điện tốt, dễ gia công, vân gỗ có giá trị mỹ thuật cao. Được dùng trong nhiều lĩnh vực như: làm nhà, lát sàn, đóng đồ gỗ gia dụng và chế tác hàng mộc cao cấp. Ở nước ta gỗ là loại vật liệu rất phổ biến, diện tích rừng chiếm 47 % trên tổng diện tích do vậy có nhiều loại gỗ qúy vào bậc nhất trên thế giới. Khu Tây bắc có nhiều rừng già và nhiều loại gỗ qúy như: trai, đinh, lim, lát, mun…..Rừng Việt Bắc có lim, nghiến, vàng tâm. Rừng Tây Nguyên có cẩm lai, hương. Sản lượng khai thác hàng năm từ 6 ~ 8 triệu m3 và hàng tỉ cây tre nứa. Tuy nhiên, hầu hết rừng cây mọc tự nhiên và hỗn giao lẫn sự yếu kém trong công tác quản lý và bảo vệ rừng nên sản lượng khai thác thấp, đặc biệt là nạn phá rừng tràn lan, khai thác cây con chưa đến tuổi…. làm chất lượng gỗ kém .Cho nên, vấn đề bức thiết hiện nay là phải có kế hoạch quản lý khai thác và khuyến khích trồng rừng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hợp lý tài nguyên của rừng; trong đó gỗ là nhóm chủ đạo, để cải thiện môi trường sống và đảm bảo chất lượng gỗ khi đưa vào sử dụng.

Do tính chất cơ lý của các loại gỗ không đồng nhất như: độ ẩm cao, đễ hút nước khi tiếp xúc với môi trường nóng ẩm làm thay đổi kích thước hình học sau khi gia công, dễ cong vênh, nứt tách; bản thân các loại gỗ đều có khuyết tật như mắt chết làm giảm khả năng chịu lực, dễ cháy; nên sấy tẩm gỗ ( tuỳ theo công nghệ) trước khi gia công đưa vào sử dụng là biện pháp nâng cao chất lượng gỗ.

Bên cạnh đó màu sắc và vân gỗ rất khác nhau, tùy theo từng loại màu sắc cũng thay đổi do chủng loại, độ ẩm, tình trạng bảo quản và sơ chế. Độ dẫn nhiệt của gỗ không lớn, phụ thuộc nhiều vào độ rỗng ,độ ẩm và thớ gỗ, hệ số dẫn nhiệt trung bình là 0,14 – 0,26 kcal/m.O.h. Khi khối lượng, độ ẩm và thể

tích thay đổi thì tính dẫn nhiệt cũng tăng. Ngoài ra gỗ cũng là vật liệu có tính truyền âm tốt, nhanh hơn không khí 2 – 17 lần.

a. Ghế - b. Bàn

Một phần của tài liệu 10 phát kiến vĩ đại nhất trong lịch sử vật liệu thế giới pdf (Trang 64 - 65)