Phụ lục 4 – nhóm 2.
Phân chuồng ủ hoai Phân xanh
Một số loại cây sử dụng làm phân xanh
Bông hôi Lạc
Phụ lục 5.
Tác dụng của phân ủ
Đối với xác bã thực vật: Như rơm, thân lá cây ngô, gốc rạ,… những thứ này
chưa phải là phân bón và cần ủ để có thể chuyển hóa chất hữu cơ thành chất mùn giúp cây hấp thu được, tăng độ tơi xốp cho đất để hệ rễ và củ phát triển.
Đối với phân chuồng: Trong phân chuồng vốn đã có sẵn vi sinh vật phân
hủy chất hữu cơ, vi sinh vật này thường có trong đường ruột của động vật và
trong tự nhiên, nhưng chúng hoạt động không mạnh. Bởi vậy cần có thời gian rất lâu để có thể ủ cho phân chuồng bị hoai mục hoàn toàn
Khi ủ phân đúng cách: nhiệt độ đống ủ và các vi sinh cơ lợi sẽ tiêu diệt hầu hết
các mầm bệnh, phân mất mùi khó chịu, các chất cao phân tử như xenlulôzơ, he mi xenlulôzơ, tinh bột, protêin, mỡ... bị phân hủy thành các chất có cấu tạo phân tử nhỏ hơn nên cây dễ hấp thu hơn.
Phụ lục 6- nhóm 3.
Một số loại phân bón VSV
Một số lưu ý khi sử dụng phân vi sinh:
Muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng thì trong quá trình bón phân vi sinh nên hạn chế bón phân hoá học. Phân vi sinh gồm các vi sinh vật sống hoạt động nên không thể để lâu được, bảo quản nơi thoáng mát: mùa hè 1 tháng, mùa đông 1,5 tháng. Khi bón cần luôn giữ đủ độ ẩm đất cần thiết để các vi sinh vật trong phân vi sinh hoạt động tốt. Với các loại đất chua cần phải bón vôi bột trước 2-3 ngày rồi mới được bón phân vi sinh. Không trộn phân vi sinh với phân hoá học và tro bếp khi sử dụng sẽ làm chết vi sinh vật. [9]
Phụ lục 8- Nhóm 4.
Thực trạng sử dụng phân bón nước ta hiện nay