Bảng 6: Bảng tình hình khách đến khách sạn theo lượt khách giai đoạn 2014 - 2016:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ LAO ĐỘNG tại bộ PHẬN NHÀ HÀNG THUỘC KHÁCH sạn GOPATEL SPA (Trang 46 - 92)

1 SL SL SL SL % SL % 2 Tổng lượt khách Lượt khách 17640 19652 22564 2012 111.41 2912 114.82 3 Khách nội địa 3003 2786 4234 -217 92.77 1448 151.97 4 Khách quốc tế 14637 16866 18330 2229 115.23 1464 108.68 5 Tổng ngày khách Ngày khách 28063 21575 26.366 -6488 76.88 -3209 85.13 6 Khách nội địa 5233 4473 5.714 -760 85.48 -2519 60.68 7 Khách quốc tế 22830 17102 20.652 -5728 74.91 -7178 91.52 8 Thời gian lưu trú

bình quân Ngày lưu trú 1,6 1,1 1,17 9 Khách quốc tế 1,74 1,6 1,35 Khách nội địa 1,56 1,01 1,12

( nguồn: Phòng hành chính – kế toán của khách sạn) Nhìn vảo bảng thống kê số liệu khách đến lưu trú tại khách sạn cho thấy tổng số lượt khách đến tăng đều qua các năm từ 17640 lượt khách vào năm 2014 lên đến 22564 lượt khách vào năm 2016. Mức chênh lệch phần trăm tỷ trọng của 2016/2015 tăng lên 14,82% mức tỷ trọng cao hơn với 2015/2014 .Trong tổng lượt khách đến lưu trú thì khách quốc tế chiếm nhiều phần trăm hơn so với khách nôi địa.

Tổng lượt khách quốc tế đén lưu trú tăng lên từ năm 2014 là 14673 lượt , năm 2015 tăng lên đạt 16866 lượt , năm 2016 lượt khách quốc tế vẫn tăng lên với mức 18330 lượt . Cho thấy khách sạn có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch đến lưu trú rong khi có rất nhiều đơn vị kinh doanh cùng ngành.

Về khách nội địa thì năm 2015 lượt khách nội địa lưu trú tại khách sạn giảm xuống từ 3003 năm 2014 giảm còn 2786 lượt khách. Nhưng đến năm năm 2016 thì tình hình lượt khách nội dịa lại tăng lên vượt bậc đến 4238 lượt khách với mức chênh lệch tăng là 51,97% so với năm 2015. Qua đó cho thấy tình hình lướt khách đến khách sạn dù là quốc tế hay nội địa thì cũng khá là cao và ngày càng tăng..

Thời gian lưu trú bình quân của khách sạn ban đầu ở mức 1,6 ngày sang năm 2015 thì thời gian lưu trú bình quân lại giảm xuông còn 1,1 ngày. Đến giai đoạn năm 2016 thì tăng lên với 1,17 ngày tăng 0,7 ngày so với năm trước. tình hình lưu trú tại khách sạn đã thấy rõ được thời gian lưu lại của khách không cao chưa đạt mức với định mức mà thời gian lưu trú bình quân khách lưu trú tại Việt Nam đã đạt mức 1,9 đến 2 ngày. Điều đó cho thấy bởi nhiều yếu tố tác động có thể là dịch vụ của khách sạn không tốt không có những dịch vụ bổ sung phù hợp với khách mà khiến khách không lưu lại lâu mà rời khỏi sớm hơn dự định hoặc có thể do tại địa điểm lưu trú không có những điểm du lịch hấp dẫn thu hút làm cho khách nhàm chán mà rời đi sớm hơn dự định.

Tổng ngày khách lưu trú tại khách sạn lại giảm xuống qua các năm.. Mặc dù lượt khách đến tăng lên nhưng số ngày khách lưu lại khách sạn thì ngắn ngày hơn qua các năm. Cụ thể là:

Đối với khách quốc tế số ngày khách giảm từ 22840 giảm còn 17102 vào năm 2015 và cho đến năm 2016 tình hình ngày khách lưu trú được cải thiện hơn với 20652 ngày khách lưu trú tại khách sạn. Mức chênh lệch phần trăm về ngày khách giữa 2015/2014 với 2016/2015 tăng lên từ 79,91% lên 91,52 %.

Đối với khách nội địa số ngày khách lưu trú cũng giảm giần trên tổng ngày khách với năm 2015 ngày khách lưu trú là 4473 giảm đi so với năm 2014 là 5233 ngày khách, đến năm 2016 lại tăng lên 5714 ngày khách so với năm 2015 nhưng mức độ tăng lên không đáng kể.

Qua bảng thống kê cho thấy mặc dù tổng lượt khách đến với khách sạn thì tăng lên đáng kể nhưng không vì thế mà tổng ngày khách lưu trú tai khách sạn tăng theo lượt khách. Mà ngược lại tổng ngày khách tăng hay giảm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác như từ mục đích đi của khách hay là vì chất lượng dịch vụ của khách sạn mà ảnh hưởng đến quyết định lưu trú lại thêm tại khách sạn…

Bảng 7: Bảng tình hình khách đến khách sạn theo quốc tịch giai đoạn 2014 - 2016 STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2016 2016/2015 SL (%) SL (%) SL (%) SL % SL % 1 Tổng lượt hách 17640 100 19652 100 22564 100 2012 111.41 2912 114.82 2 Khách nội địa 3003 17.02 2786 14.18 4234 18.76 -217 92.77 1448 151.97 3 Khách quốc tế 14637 82.98 16866 85.82 18330 81.24 2229 115.23 1464 108.68 4 Châu Á 8325 56.88 10558 62.6 10956 59.77 2233 126.82 398 103.77 5 Trung quốc 5827 70 7794 74 7841 71.56 1967 133.75 47 100.6 6 Hàn Quốc 1249 15 1382 13.09 1557 14.22 133 110.71 175 112.66 7 Thái Lan 666 8 737 7 831 7.58 71 110.63 94 112.74 8 Singapore 583 7 645 6 727 6.64 62 110.63 82 112.71 9 Châu Âu - Mỹ 5096 34.82 5787 34.31 6437 35.12 691 113.56 650 111.23 10 Mỹ 3057 60 3472 60 3862 60 415 113.56 389 111.23 11 Pháp 1019 20 695 12 1287 20 -324 68.14 592 185.38 12 Anh 612 12 1157 20 773 12 545 18927 -384 66.74 13 Canada 408 8 463 8 515 8 55 113.56 52 111.23 14 Khách khác 1216 8.31 521 3.09 937 5.11 -695 42,85 416 179.85

( nguồn: Phòng hành chính nhân sự của khách sạn ) Dựa vào bảng số liệu cho thấy lượt khách đến khách sạn tăng qua nhiều năm đặc biệt là khách quốc tế chiếm phầm lớn ưu thế.

Đới với lượt khách quốc tế đến với khách sạn theo bảng trên dựa vào quốc tịch phân thành 3 loại là khách Châu Á, khách Châu Âu – Mỹ, và một số quốc tịch khác. Trong đó, khách Châu Á chiếm vị trí cao nhất tiếp theo là khách Châu Mỹ và cuối cùng là khách thuộc quốc tịch khác.

Đối với khách Châu Á thì lượt khách tăng mạnh qua các năm từ 9325lượt khách vào năm 2014 lên 10956 lượt khách vào năm 2016. Cột mốc lượt khách tăng mạnh nhất đó chính là năm 2014 - 2015 với mức tăng lên là 2233 lượt khách chiếm 62,6 % trên tổng lượt khách quốc tế. trong số lượt khách Châu Á thì trong đó khách có quốc tịch Trung Quốc là chiếm cao nhất và tăng đều nó chiếm 71,56 % trên tổng lượt khách Châu Á vào năm 2016, tiếp đến là

khách Hàn Quốc chiếm 14,22 % và sau đó đến khách Thái Lan và Singapore chỉ chiếm mấy phần trăm trên tổng lượt khách Châu Á.

Đứng vị trí thứ hai là khách Châu Âu – Mỹ: với mức lượt khách tăng lên từ 5096 lượt khách năm 2014 lên 6437 lượt khách năm 2016. Cho thấy lượt khách Châu Âu đến khách sạn vẫn tăng nhưng ở mức độ trung bình và ổn định qua từng năm. Trong đó khách Mỹ là chiếm vị trí cao nhất với phần trăm tăng qua từng năm là 60 % tăng đều qua các năm. Tiếp theo là vị trí khách Anh với lượt khách cũng khá cao từ 1019 lượt khách tăng 1287 lượt khách. Trong giai đoạn năm 2014 – 2015 thì lượt khách Pháp lại giảm đi một thời gian xuống còn 695 lượt khách vào năm 2015 nhưng sau đó lại tăng lên vào năm 2016. Bên cạnh đó thì có một lượng Khách Anh, Canada cũng có lượt khách đáng kể.cụ thể năm 2015 lượt khách Anh đến tăng vượt bậc chiếm đến 20% trên tổng lượt khách Châu Âu –Mỹ cao hơn so với năm 2014 chỉ có 12 % mà thôi.

Ngoài những khách có quốc tịch trên chiếm ưu thế thì cũng có một số lượt khách quốc tịch khác cũng chiếm phần trăm đáng kể tuy nhiên lượt khách này ngày càng giảm so với năm trước.

Như những số liệu trên cho thấy khách sạn Gopatel hotel & Spa có sức hút lớn đối đối khách quốc tế đặc biệt là khách Châu Á với tổng số lượt khách không hề nhỏ.

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Gopatel & Spa giai đoạn 2014 – 2016

Bảng 8: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Goatel

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL (%) SL (%) I. Doanh thu 19651 100 20184 100 21160 100 533 102.71 976 104.84 Lưu trú 17042 86.72 18207 90.21 19112 90.32 1165 106.84 905 104.97 Ăn uống 1807 9.20 1005 4.98 1220 5.77 -802 55.62 215 121.39 Bổ sung 802 4.08 972 4.82 828 3.91 170 121.2 -144 85.19 II.Chi phí 10808 100 11101 100 11638 100 293 102.71 537 104.84 Lưu trú 9373 86.72 9914 89.31 10511 90.32 541 105.77 597 106.02 Ăn uống 993 9.19 653 5.88 671 5.77 -340 65.76 18 102.76 Bổ sung 442 4.09 534 4.81 455 3.91 92 120.81 -79 85.21 III.lợi nhuận 8843 100 9083 100 9522 100 240 102.71 439 104.83 Lưu trú 7669 86.72 8293 91.30 8601 90.33 624 108.14 308 103.71 Ăn uống 814 9.21 481 5.30 549 5.77 -333 59.09 68 114.14 Bổ sung 360 4.07 438 4.82 373 3.92 78 121.67 -65 85.16

( nguồn: Phòng kế toán của khách sạn ) Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn cho thấy tổng doanh thu của khách sạn tăng đều qua 3 năm gần đây cụ thể với doanh thu ban đầu năm 2014 là 19650 triệu đồng cho đến năm 2016 đã tăng lên với mức là 21160 triệu đồng. Tỉ trọng chênh lệch phần trăm giữa năm 2015/2014 tăng lên 2,71 % tỷ trọng và chênh lệch giữa năm 2016/2015 tăng lên gấp đôi lần chênh lệch năm trước đó là 4,84% tỷ trọng. Điều đó cho thấy tình hình kinh doanh của khách sạn ngày càng phát triển và đi lên một cách nhanh chóng. Ở mức tổng doanh thu trong đó có 3 dịch vụ cơ bản góp phần tạo ra doanh thu cao. Tập trung chủ yếu vào dịch vụ lưu trú với mức doanh thu tăng cao nhất và đứng đầu vị trí về doanh thu trong 3 dịch vụ. Với mức độ tăng doanh thu về dịch vụ lưu trú cho thấy khách sạn chú trọng phát triển trong việc kinh doanh lưu trú.

Trong năm 2014 với tổng doanh thu là 19650 triệu đồng trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú chiếm đến 17042 triệu đồng, với tỷ trọng chiếm đến 86,72 % trên tổng doanh thu và tăng đều qua mỗi năm. Tuy nhiên mặc dù doanh thu tăng lên nhưng mức chênh lệch tỷ trọng giữa

năm 2016/ 2015 là 104,97 lại thấp hơn 2015/1014 là 106,84, giảm đi 1,87 % so với năm trước. Điều đó cho thấy là tình hình hoạt động kinh doanh buồng tại khách sạn vẫn tăng nhưng ở mức độ chậm hơn so với tình hình hoạt động kinh doanh 2 năm trước đó. Để doanh thu dịch vụ lưu trú không bị ảnh hưởng và tăng chậm thì khách sạn nên có những chính sách để cải thiện và thúc đẩy phát triển nhằm điều chỉnh lại mức chênh lệch cho những năm tiếp theo.

Ngược lại với dịch vụ lưu trú thì dịch vụ về ăn uống lại giảm xuống mặc dù doanh thu tổng của khách sạn vẫn tăng. Từ năm 2014 – 2015 doanh thu giảm từ 1807 triệu đồng xuống còn 1005 triệu đồng,giảm đi 802 triệu đồng trong một năm, với mức tỷ trọng giảm xuống gần như một nữa so với năm trước đó từ mức tỷ trọng 9,19 % còn 4,98 % giảm 4,21 % so với tổng doanh thu. Từ năm 2015 – 2016 lại tăng lên nhưng mức độ tăng không đáng kể chỉ tăng 215 triệu đồng ttrong một năm, với mức tỷ trọng hầu như là không tăng chỉ tăng 0,95 % một con số khá nhỏ so với mức độ giảm năm trước,với mức độ doanh thu tăng chậm như thế không thể cải thiện tình hình hoạt động năm trước đó. Qua đó cho thấy tình hình hoạt động của bộ phận nhà hàng không được tốt và khả năng thu hút khách với dịch vụ nhà hàng không cao. Bởi nhiều nhiều nguyên nhân tác động từ nhiều yếu tố bên trong khách sạn như chất lượng về món ăn, khả năng phục phục của nhân viên hoặc bởi chính sách kinh doanh của nhà hàng khách sạn còn chưa hợp lý làm cho tình trạng kinh doanh của nhà hàng giảm suốt đáng kể. Chính vì thế để đạt mức doanh thu như mong đợi và cải thiện tình hình hoạt động khách sạn cần đưa ra những chính sách ưu đãi thu hút khách khách du lịch, đồng thời có những chính sách với nội bộ nhân viên về chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả cho những năm tiếp theo.

Dịch vụ bổ sung đem lại mức doanh thu cho khách sạn ở mức bảo hòa năm 2014 – 2015 tăng với mức doanh thu năm 2015 tăng 170 triệu đồng so với năm trước, với mức tỷ trọng tăng 4,08% lên 4,82 %, mức chênh lệch tăng 0,74 % so với mức tổng doanh thu mang lại.

Đối với dịch vụ bổ sung thì mức tăng doanh thu như vậy có thể được xem là hoạt động tốt. Một năm hoạt động tiếp theo thì mức độ doanh thu của dịch vụ bổ sung lại giảm xuống nhưng vẫn cao hơn đối với năm 2014 không làm giảm đi vượt quá mức doanh thu của năm đầu tiên trong 3 năm trở lại. Doanh thu năm 2016 đạt 828 triệu đồng giảm nhẹ so với năm 2015 với mức giảm là 144 triệu đồng, mức tỷ trọng giảm 4,82 % xuống còn 3,91 % trên tổng doanh thu.Tuy nhiên doanh thu năm 2016 vẫn cao hơn năm 2014 (802 triệu đồng). Khả năng hoạt động dịch vụ bổ sung của khách sạn đạt hiệu quả với những dịch vụ của khách sạn như dịch vụ Spa, dịch vụ về vận chuyển… mặc dù là dịch vụ kèm theo bổ sung trong quá trình khách lưu trú nhưng có thể nói khách sạn đã có những hướng phát triển về dịch vụ bổ sung tốt và đạt hiệu quả cụ thê nó đã thể hiện ở mức doanh thu mà khách sạn thu được từ dịch vụ này. Tuy nhiên năm gần đây dịch vụ lại giảm đi, khách sạn cần có chiến lược để khắc phục tình trạng, cần thay đổi diện mạo và phát triển những ý tưởng mới cho dịch vụ bổ sung để có thể thu hút được sự quan tâm của khách du lịch hơn.

Qua bảng doanh thu tổng hợp từ 3 dịch vụ cho thấy dịch vụ về lưu trú và dịch vụ bổ sung lại chiếm ưu thế hơn so với dịch vụ ăn uống trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn Gopatel hotel & Spa những năm vừa qua. Để tình hình kinh doanh đạt hiệu quả hơn nữa khách sạn cần chú trọng cao trong hoạt động kinh doanh ăn uống để có thể tăng mức doanh thu đạt hiệu quả cao. Cần đưa ra những biện pháp khác phục tình trạng giảm doanh thu của dịch vụ này trong những năm tiếp theo.

Với mức doanh thu mà khách sạn thu lại được thì mức chi phí bỏ ra cho nó cũng không phải là một con số nhỏ. Để có được những dịch vụ tốt phục vụ khách thì khách sạn cũng phải đưa ra những cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ phải đạt hiệu quả, và muốn đạt hiệu qủa như vậy đòi hỏi khách sạn phải bỏ ra mức chi phí cao cho những cơ sở dịch vụ đó.

Có thể thấy chi phí cho dịch vụ lưu trú là cao nhất so với các dịch vụ khác vì đây là dịch vụ chủ chốt đem lại lợi nhuận cao nhất cho khách chính vì vậy mà mức đầu tư rất cao. Cụ thể

đó là cùng với mức tăng doanh thu của dịch vụ lưu trú thì chi phí bỏ ra cho dịch vụ cũng tăng theo nhưng mức độ tăng lên vẫn còn ở độ trung bình chỉ từ 9373 triệu đồng lên 9914 triệu đồng tăng 541 triệu đồng vào năm 2015 so với năm 2014, mức tỷ trọng tăng 2,59 % trên chi phí bỏ ra. Để nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa vì thế năm 2016 mức chi phí lại tăng lên 597 triệu đồng so với năm 2015 và với mức chênh lệch phần trăm chi phí giữa năm 2016/2015 và 2015/2014 thì lại không đáng kể chỉ chênh lệch 0.25 %. Với mức độ tăng lên về chi phí như vậy nhưng nó lại mang về doanh thu cao tương úng cho khách sạn cũng xem như là chính sách hợp lý mà khách sạn đưa ra. Tỉ lệ giữa doanh thu và chi phí bỏ ra cho dịch vụ này không quá cao so với mức độ thu lại của khách sạn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ LAO ĐỘNG tại bộ PHẬN NHÀ HÀNG THUỘC KHÁCH sạn GOPATEL SPA (Trang 46 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w