Đặc điểm đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIÁM sát vật tư tại CÔNG TY TNHH DIỆU THU (Trang 28 - 47)

Với sự phát triển ngày càng nhiều về nhu cầu nhà ở và hạ tầng kiến trúc thì ngành vật liệu xây dựng trở nên béo bở dẫn đến ngày càng nhiều các cá nhân tổ chức nhảy vào kinh doanh dẫn đến sức ép cạnh tranh tăng cao.

-Một số đối thủ cạnh trạnh trực tiếp của công ty trên địa bàn:

• Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hằng Dương

• Công ty TNHH Tam Long

• Công ty TNHH QNC Bình Minh

• Công ty Cổ phần Cosevco6

• Xí nghiệp Quang Nam Xây Dựng và sản xuất

• Công ty TNHH thương mại tổng hợp Dũng Hồng.

Nhìn chung thì các công ty cạnh tranh trên đều có hình thức hoạt động như nhau, quy mô tương đương.

2.2 Chức năng và nhiệm vụ.

2.2.1 Chức năng.

- Xây dựng nhà các loại

- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác - Chuẩn bị mặt bằng

- Bán buôn kim loại và quặng kim loại

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng - Vận tải hành khách đường bộ khác

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ - Khai thác tài nguyên khoáng sản

- Trồng cây lâm nghiệp và chăn nuôi trang trại.

- Mở rộng liên doanh liên kết với các cơ sở trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác kinh tế.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch của công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh để đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của khách hàng, và làm làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

- Kinh doanh theo ngành nghề đăng ký đúng mục đích thành lập.

2.3 Phân tích tổng quan về công tác giám sát vật tư tại công ty TNHH Diệu Thu.

2.3.1 Cơ cấu và tính chất của vật tư.

Ngành nghề sản xuất và kinh doanh chính của công ty là mua bán và sản xuất vật tư. Nguyên vật liệu chính đầu vào chủ yếu là sắt, đá, đất, xi măng, thép, đinh, cát, sạn. Để đảm bảo tính chất lượng cũng như số lượng thì việc kiểm tra vật tư đầu vào rất là quan trọng.

Hiện nay lượng vật tư đầu vào chiếm 60% vốn của doanh nghiệp, vì vậy giám sát phải có nhiệm vụ cụ thể và tỉ mỉ để tránh tình trạng ảnh hưởng đến tài sản của doanh nghiệp.

2.3.2 Công tác xây dựng và cung ứng vật tư.

Hiện nay công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh do phòng kế hoạch đảm nhiệm. Việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm vật tư được căn cứ vào :

- Căn cứ vào văn bản ban hành định mức tiêu hao vật tư cho từng công đoạn xuất nhập.

- Căn cứ vào kết quả tiêu thụ của năm trước.

- Số lượng vật tư tồn kho thực tế tại thời điểm lập kế hoạch, số lượng vật tư tồn kho cuối kì theo định mức.

- Căn cứ vào năng lực thiết bị máy móc, lao động và tình hình cung cấp vật tư nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh của các đơn vị liên quan.

Từ những đặc điểm trên cho thấy việc quản lý nguyên vật liệu tại công ty phải được thực hiện chặt chẽ chỉ ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng, để đảm bảo tính hiệu quả tính tiết kiệm, hạn chế tới mức thấp nhất việc hư hỏng mất mát.

2.4 Tình hình về tài sản, nguồn vốn và Kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Diệu Thu.

2.4.1 Tình hình về tài sản và nguồn vốn.

Bảng 2. 1. Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Diệu Thu năm 2018 – 2020

2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 TÀI SẢN Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 8,046.33 71 9,802.85 50.9 9,235.07 51.51 1,756.5 2 0.2 2 -567.78 -0.06 Tiền và các khoản tương đương tiền 57.13 0.5 498.67 2.6 545.52 3.04 441.54 7.73 46.85 0.09 Các khoản phải thu ngắn hạn 7,548.72 66.6 8,172.95 42.4 6,572 36.65 624.23 0.0 8 -1600.95 -0.20 Tổng hàng tồn kho 256.41 2.3 473.85 2.5 378.42 2.11 217.44 0.8 5 -95.43 -0.20 Tài sản ngắn hạn khác 184.07 1.6 657.38 3.4 739.14 4.12 473.31 2.57 81.76 0.12 B. Tài sản cố định và vốn đầu tư dài hạn

3,283.14 29 9,463.45 49.1 8,694.30 48.49 6,180.31 1.88 -769.15 -0.08 Tài sản cố định 3,266.43 28.85 9,354.86 48.6 7,604.88 42.42 6,088.4 3 1.86 -1749.98 -0.19 Tổng tài sản dài hạn khác 16.71 0.15 108.59 0.6 89.41 0.50 91.88 5.5 0 -19.18 -0.18 TỔNG TÀI SẢN 11,329.47 100 19,266.31 100 17,929.3 7 100 7,936.84 0.7 0 -1336.94 -0.07 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 8,854.28 78.15 16,575.38 86 15,229.37 84.94 7,721.10 0.8 7 -1,346.01 -0.08 Nợ ngắn hạn 6,544.28 57.76 12,789.44 66.4 11,578.81 64.58 6,245.1 6 0.9 5 -1,210.63 -0.09 Nợ dài hạn 2,310.00 20.39 3,785.94 19.7 3,650.56 20.36 1,475.94 0.6 4 -135.38 -0.04 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 2,475.19 21.85 2,690.93 14 2,700 15.06 215.74 0.0 9 9.07 0.00 Vốn chủ sở hữu 2,475.19 21.85 2,690.93 14 2,700 15.06 215.74 0.0 9 9.07 0.00 TỔNG NGUỒN VỐN 11,329.47 100.0 0 19,266.31 100 17,929.3 7 100 7,936.84 0.7 0 -1,336.94 -0.07 ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Được lấy từ phòng kế toán của công ty TNHH Diệu Thu)

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy trong mục tài sản của công ty TNHH Diệu Thu cơ cấu tài sản ngắn hạn luôn lớn hơn tài sản dài hạn. Nguyên nhân chính dẫn đến cơ cấu này là do lĩnh vực kinh doanh của công ty là lĩnh vực chuyên về buôn bán VLXD nên nguồn tài sản ngắn hạn luôn cần thiết và không dự trữ nhiều trong thời gian dài. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn đều không có, chứng tỏ công ty không có sự đầu tư và liên doanh với công ty khác.

- Năm 2018 tài sản ngắn hạn chiếm 71% trên tổng tài sản nhưng đến 2019 và 2020 con số này giảm xuống còn 50,9% và 51,51%. Sự giảm đi của tài sản ngắn hạn là sự giảm đi của các nhân tố chính, cụ thể như sau:

•Thứ nhất, trong tài sản ngắn hạn cơ cấu khoản phải thu ở năm 2018 là 7,548 triệu đồng (chiếm 66,6%) nhưng đến năm 2019 là 8,172 triệu đồng (chiếm 42,2%) tăng 8,27% so với 2018, điều này cho thấy công ty có khả năng thu hồi vốn nhanh. Đây là một dấu hiệu tốt khí có khả năng thu hồi nợ tốt. Tuy nhiên, đến năm 2020, có thể do ảnh hưởng mạnh của dịch Covid nên phần tài sản ngắn hạn cơ cấu khoản phải thu là 6,572 triệu đồng (chiếm 36,65%) giảm 19,59% so với 2019 về tổng thể qua các năm đây là khoản phải thu đã giảm nhiều so vớinăm 2018 và tăng không đáng kể so với 2019, xét về mặt chi tiết hơn thì cơ cấu khoản phải thu của Công ty TNHH Diệu Thu năm 2020 vẫn còn rất nhiều cho thấy khả năng thu nợ của công ty đã không bằng so với 2019.

•Thứ hai, tiền và các khoản tương đương tiền ở năm 2018 là 57,13 triệu đồng (chiếm 0,5%) đến năm 2019 tăng lên 498,67 triệu đồng (chiếm 2,6%) tăng 7,73% so với 2018. Chứng tỏ công ty đã tăng khả năng thanh khoản trong nhu cầu cấp bách của mình. Tuy nhiên tiền và các khoản tương đương tiền vẫn luôn chịu nhiều tác động nên công ty vẫn là không nên tồn trữ tiền quá nhiều. Nhưng đến năm 2020 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng lên 545,52 triệu đồng (chiếm 3,04%) tăng 9,39% so với 2019. Đây là dấu hiệu được cho là tốt vì công ty có nguồn tiền dự trữ, phòng trừ trong trường hợp dịch Covid kéo dài, có nguồn tiền để xây dựng và duy trì doanh nghiệp.

•Thứ ba, hàng tồn kho của công ty năm 2019 tăng rõ rệt so với năm 2018,cụ thể là tăng 217,44 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 8,27%, điều này cho ta thấy công ty có thể phòng trừ việc tình trạng kinh doanh thua lỗ, không có sẵn nguồn cung cấp cho khách hàng tại thời điểm nào đó. Nhưng đến năm 2020, có sự thay đổi, hàng tồn kho đã giảm đi so với năm 2019, cụ thể là giảm 95,43, chiểm tỷ lệ 20,14%. Có thể do ảnh hưởng của dịch, công ty không nhập thêm hàng hóa vật tư mà sử dụng đến hàng tồn kho để đảm bảo chi phí. Hàng tồn kho là loại hàng công ty tích trữ sẳn đến chuẩn bị bán ra trong năm tới, hàng tồn kho nhất thiết phải là hàng bán không được nhưng trong những trường hợp cấp bách vẫn có thể sử dụng. Vì vậy mà có sự tăng giảm qua các năm.

- Năm 2018, tài sản dài hạn của công ty là là 3,283 triệu đồng, đến năm 2019 là 9,463, chiếm tỷ trọng 48,6 %, như vậy công ty đang có xu hướng tăng tài sản dài hạn. Tuy nhiên khi đến năm 2020, tài sản ngắn hạn là 8,694 triệu đồng, giảm 796,15 triệu đồng , chiếm tỷ lệ 8,13%.Tài sản dài hạn giảm chứng tỏ doanh nghiệp tích hàng hóa thêm, còn trong năm không có đầu tư thêm tài sản cố định.

- Như vậy, trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản ngắn hạn giảm, tài sản dài hạn tăng. Điều đó cho thấy công ty đã và đang mở rộng quy mô của mình hơn. Đó là quyết định sáng suốt của ban lãnh đạo công ty khi việc xây dựng trên đã phát triển mạnh, kéo theo nhu cầu về vật tư để xây dựng. Trong đó, chiếm phần lớn là tài sản cố định vì nghành nghề kinh doanh của công ty là buôn bán vậy tư xây dựng và kinh doanh vận tải nên có giá trị lớn. Chính vì thế mà tài sản cố định chiếm phần lớn là hoàn toàn hợp lý.

Nhìn chung, cơ cấu vốn của doanh nghiệp đang có sự chuyển biến lớn trong 3 năm gần đây. Điều này cho thấy công ty đang có một bước chuyển mình lớn. Đó sẽ là một bước nhảy vột của công ty TNHH Diệu Thu nếu như ban lãnh đạo có quyết định đúng đắng.

2.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh.

Công TNHH Diệu Thu đã chứng tỏ được giá trị địch thực của mình thông qua kết quả kinh doanh rất ấn tượng cùng với tiềm năng phát triển của công ty. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty như sau:

Bảng 2. 2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Diệu Thu ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

1. Tổng doanh thu hoạt

động kinh doanh 21,630 24,267 23,436 2,637 0.122 -831 -0.034 2. Doanh thu thuần 21,630 24,267 23,436 2,637 0.122 -831 -0.034 3. Giá vốn hàng bán 17,728 21,021 21,021 3,293 0.186 0 0.000 4. Lợi nhuận gộp 1,902 3,245 3,770 1,343 0.706 525 0.162 5. Doanh thu hoạt động

tài chính 3.45 2.42 5.07 -1 -0.299 3 1.095

6. Chi phí tài chính 157 239 258 82 0.522 19 0.079

7. Chi phí bán hàng 114 238 251 124 1.088 13 0.055

8. Chi phí doanh nghiệp 767 1,606 1,791 839 1.094 185 0.115 9. Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh 1,013 1,165 1,476 152 0.150 311 0.267

10. Thu nhập khác 31 -31 -1.000 0

11. Chi phí khác 0 0 0

12. Lợi nhuận khác 20 -20 -1.000 0

13. Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 1,070 1,165 1,476 95 0.089 311 0.267

14. Chi phí thuế nhập

doanh nghiệp hiện hành 235 33 37 -202 -0.860 4 0.121

15. Lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp 859.4 1,132.04 1,035.45 273 0.317 -97 -0.085

(Nguồn: Được lấy từ phòng kế toán của công ty TNHH Diệu Thu)

Nhận xét: Doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2018 là 21,630 triệu đồng, đến năm 2019 tăng lên 24,267 triệu đồng, tăng 12,2%. Nhưng đến năm 2020 giảm xuống còn 23,436 triệu đồng, giảm 821 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng 3,2%. Điều này cũng có thể hiểu được doanh nghiệp hoạt động ít và giảm suốt so với năm 2018 và năm 2019. Tình hình dịch Covid trên toàn thế giới đã ảnh hưởng

không ít đến toàn bộ các ngành kinh tế nói chung và công ty TNHH Diệu Thu nói riêng.

Tương tự như Doanh thu hoạt động kinh doanh, Doanh thu thuần của công ty cũng tăng ở năm 2019 nhưng lại giảm ở năm 2020. Năm 2018, doanh thu thuần của công ty đạt 20,630 triệu đồng và nhờ việc thực hiện tốt hoạt động kinh doanh. Đến năm 2020, Doanh thu thuần giảm xuống 23,247 triệu đồng so với năm 2019 nhưng đối với 2018 cũng đã cải thiện được tỷ lệ đáng kể. Qua đó có thể thấy tình hình dịch ảnh hưởng nhưng công ty vẫn cố gắng để doanh thu không bị sụt giảm nhiều. (công ty không có có khoản trừ doanh thu).

Doanh thu từ hoạt động tài chính có xu hướng giảm vào năm 2019, chỉ còn 2.42 triệu đồng nhưng lại tăng mạnh trở lại vào năm 2020, lên đến 5.07 triệu đồng. Điều này là do công ty đã thu hẹp các chi phí dành cho hoạt động tài chính vào năm 2019 và có sự đầu tư trở lại vào năm 2020.

Ngoài ra, công ty còn có khoản thu nhập khác, đó là chiết khấu thanh toán do lãi tiền gửi ngân hàng. Khoản thu này chiếm giá trị không lớn so với tổng doanh thu của hoạt động kinh doanh nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm.

Giá vốn hàng bán:

- Năm 2018 giá vốn hàng bán/doanh thu thuần (GVHB/DTT) là 81,96%. Tức là trong 100 triệu đồng doanh thu thu về dùng 81,9 triệu đồng bù đắp giá vốn hàng bán.

- Năm 2019 GVHB/DTT là 86,62%. Tức là trong 100 triệu đồng doanh thu thu về dùng 86,62 triệu đồng bù đắp giá vốn hàng bán.

- Năm 2020 GVHB/DTT là 89,69%. Tức là trong 100 triệu đồng doanh thu thu về 89,69 triệu đồng bù đắp giá vốn hàng bán.

Chi phí bán hàng:

- Năm 2018 chi phí bán hàng/doanh thu thuần (CPBH/DTT) là 0,53%. Tức là trong 100 triệu đồng doanh thu thu về dùng 0,53 triệu đồng bù đắp chi phí bán hàng.

- Năm 2019 CPBH/DTT là 0,98%. Tức là trong 100 triệu đồng doanh thu thu về dùng 0,98 triệu đồng bù đắp chi phí bán hàng.

- Năm 2020 CPBH/DTT là 1,07%. Tức là trong 100 triệu đồng doanh thu thu về dùng 1,07 triệu đồng bù đắp chi phí bán hàng

- Năm 2018 chi phí quản lý/doanh thu thuần (CPQL/DTT) là 3,54%. Tức là trong 100 triệu đồng doanh thu thu về dùng 3,54 triệu đồng bù đắp chi phí quản lý.

- Năm 2019 CPQL/DTT là 6,68%. Tức là trong 100 triệu đồng doanh thu thu về dùng 6,68 triệu đồng bù đắp chi phí quản lý.

- Năm 2020 CPQL/DTT là 7,64 %. Tức là trong 100 triệu đồng doanh thu thu về dùng 7,64 triệu đồng bù đắp chi phí quản lý.

Như vậy

Năm 2018: cứ 100 triệu đồng DT sẽ dùng 83,5 triệu đồng bù đắp chi phí. Suy ra lợi nhuận sẽ là 16,5 triệu đồng

Năm 2019: cứ 100 triệu đồng DT sẽ dùng 94,28 triệu đồng bù đắp chi phí. Suy ra lợi nhuận sẽ là 5,72 triệu đồng.

Năm 2020: cứ 100 triệu đồng DT sẽ dùng 95,4 triệu đồng bù đắp chi phí. Suy ra lợi nhuận sẽ là 4,6 triệu đồng

Từ đó có thể thấy chưa hẳn các con số tăng sẽ là tốt cho doanh nghiệp, Trong 3 năm trở lại đây, công ty có mức lợi nhuận giảm đáng kể. Có thể thấy được công ty đang đầu tư rất lớn vào những dự án hay công ty ngày càng quan tâm đến công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp, gồm các hoạt động như đẩy mạnh Marketing, phát triển thương hiệu, chiêu mộ nhân tài, định hướng đào tạo chất lượng nguồn nhân lực…

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh gồm lợi nhuận gộp, lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Tăng dần qua các năm. Cụ thể là Năm 2018 là 1,013 triệu đồng nhưng đến năm 2019 là 1,165 triệu đồng, tăng 152 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 15%. Tiếp tục đó là năm 2020 tăng lên 1,476 triệu đồng, tăng 311 triệu đồng và tỷ lệ là 26,67%.

Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận cuối cùng mà công ty có được, nó bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế của công ty

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIÁM sát vật tư tại CÔNG TY TNHH DIỆU THU (Trang 28 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w