III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1 Các hàm ý là:
3. Nghĩa tường minh và hàm ý
Câu “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ cả rồi”, người ăn xin muốn nói: địa ngục là nơi dành cho bọn nhà giàu (bọn người chất đầy tội lỗi ở trần gian).
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
a. Nam không muốn nói thẳng ý kiến chê của mình (để tránh mất lòng bạn), do đó cố ý vi phạm phương châm cách thức (nói mơ hồ) và phần nào phương châm quan hệ (nói chệch đề tài).
b. Huệ muốn nói rằng "còn Nam và Tuấn mình vẫn chưa báo". Huệ cố ý vi phạm phương châm về lượng (nói thiếu), có lẽ để nhẹ đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Bài 1. Các thành phần in đậm trong câu sau là thành phần nào?
1. Thuốc, anh hút anh còn đầu độc cả những người xung quanh. 2. Mời u xơi khoai đi ạ!
(Ngô Tất Tố)
3. Ừ, hễ cụ Nghị bằng lòng để cho chị con về nhà vài hôm, thì u đem nó về với con.
(Ngô Tất Tố)
4. Ngay sau khi về nước (tháng 2 năm 1941) đến ngày tổng khởi nghĩa, sống rất gian khổ trong hang Pác Bó (Cao Bằng), vị lãnh tụ tối cao của dân tộc đã chăm chỉ lặng lẽ làm rất nhiều bài ca kêu gọi các tầng lớp đồng bào tham gia Mặt trận Việt Minh đánh giặc cứu nước, tuyên truyền cho đường lối đoàn kết bằng những hình ảnh ngụ ngôn giản dị (Hòn đá, Con cáo và tổ ong, Bài ca sợi chỉ), tuyên truyền cho chiến tranh du kích (Bài ca du kích), phổ biến “lịch sử nước ta”, “địa lí nước ta”… như một cán bộ tuyên truyền vô danh.
(Nguyễn Hoàng Khung) 5. Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. (Tô Hoài)
(Nguyễn Thành Long)
Bài 2. Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau như thế nào?
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
Bài 3. Tìm hàm ý trong các câu in đậm sau:
1. Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ) 2. – Hôm qua làm bài kiểm tra như thế nào? - Nộp giấy trắng
3. – Cậu học thuộc bài ấy chưa? - Tớ không có sách. III. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. 1. Khởi ngữ 2. Thành phần tình thái 3. Thành phần gọi đáp 4. Thành phần phụ chú 5. Thành phần gọi đáp 6. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái.
Bài 2.
- Về nội dung, các câu trong đoạn đều nói về tác hại của việc dùng bao bì ni lông. - Về hình thức, các câu trong đoạn liên kết với nhau chủ yếu bằng phép lặp từ ngữ (bao bì ni lông)
Bài 3.
1. Hàm ý tiếc nuối: Thời oanh liệt nay không còn. 2. Hàm ý: không làm được bài.
3. Hàm ý: Chưa học thuộc bài ấy.