V. PHÂN TÁN RỦI RO
6. Dịch chuyển nhiều tồn kho hoặc chuyển sở hữu tồn kho sang nhà cung cấp
7. Cách tiếp cận định lượng. Những cách tiếp cận này là tương tự với các cách đã được mô tảở chương này và nhấn mạnh đến sự cân đối giữa chi phí lưu trữ tồn kho và chi phí đặt hàng.
Quan sát chúng ta thấy rằng trọng tâm của khảo sát này là không giảm chi phí nhưng giảm mức tồn kho. Thực ra, trong một vài năm qua chúng ta đã nhận thấy nỗ lực đáng kể của ngành nhằm gia tăng thông số vòng quay tồn kho, được định nghĩa như sau:
Vòng quay tồn kho = Doanh thu hàng năm/ mức tồn kho trung bình.
Định nghĩa này hàm ý rằng việc gia tăng vòng quay tồn kho dẫn đến sự sụt giảm mức tồn kho trung bình. Ví dụ công ty bán lẻ hàng đầu Wal-Mart có vòng quay tồn kho cao nhất trong ngành bán lẻ chiết khấu. Điều này gợi ý rằng Wal-Mart có khả năng thanh toán cao hơn, rủi ro lỗi thời của sản phẩm thấp hơn, và giảm đầu tư vào tồn kho. Dĩ nhiên mức tồn kho thấp thì bảo thân của nó không luôn thích hợp vì nó giam tăng rủi ro mất mát do không đáp ứng đơn hàng.
Vì vậy câu hỏi là doanh nghiệp nên sử dụng vòng quay tồn kho bao nhiêu trên thực tế? Một cuộc khảo sát gần đây trong ngành phát hiện rằng câu trả lời không thay đổi trong các năm và trong thực tế lệ thuộc vào từng ngành cụ thể. Thực ra, khảo sát báo cáo rằng việc gia tăng đáng kể vòng quay tồn kho vào năm 2001: khoảng 52.9% các nhà sản xuất tham gia trong cuộc khảo sát gia tăng vòng quay tồn kho của họ. Biểu 6-10 biểu thị một số ví dụ về vòng quay tồn kho trong các công ty sản xuất khác nhau ở năm 2001.
Biểu 6-10: Vòng quay tồn kho đối với các công ty sản xuất khác nhau
Ngành Quý cao nhất Điểm giữa Quý thấp nhất
Phụ tùng và vật liệu điện 8.1 4.9 3.3
Máy tính điện tử 22.7 7.0 2.7
Thiết bị nghe nhìn gia đình 6.3 3.9 2.5
Nhá máy giấy 11.7 8.0 5.5
Hóa chất công nghiệp 14.1 6.4 4.2
Bánh mì, bánh ngọt 39.7 23.0 12.6