KIẾN ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu SKKN kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn trong bài vẽ trang trí “vẽ tranh cổ động” môn mĩ thuật lớp 8 (NXPowerLite copy) (Trang 25 - 28)

D. THỰC HIỆN

4. KIẾN ĐỀ XUẤT

Bằng việc dạy học tích hợp liên môn, học sinh được khích lệ tinh thần tự học, làm việc nhóm, tự sáng tạo, tinh thần tương tác giữa thầy và trò, và quan trọng nhất là thay đổi cách dạy học truyền thống, giúp HS hứng thú với từng giờ học. Về lâu dài, phương pháp này tạo một cái nhìn khác với những môn học vốn bị xem là môn phụ, ít được học sinh quan tâm.

Đối với nhà trường: Cần phải nghiêm khắc trong việc xử lý vi phạm của

học sinh, thường xuyên tuyên truyền về Tác hại của các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường trong, một số môn học, ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt dưới cờ.

Thư viện cần tăng thêm tài liệu, tranh ảnh về môn Mĩ thuật.

Phòng truyền thống, phòng đội cần sưu tầm và treo tranh có nội dung tuyên truyền, cổ động để học sinh thực hiện theo.

Hiện trường Trung học phổ thông Tân Bình chưa có phòng chức năng riêng cho bộ môn Mĩ thuật nên chưa thuận tiện cho quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Nên có chỗ trưng bày kết quả học tập của học sinh khoá trước để học sinh khoá sau tham khảo.

Phụ huynh học sinh: Gia đình cần quan tâm, tạo điều kiện để các em có thời gian chuẩn bị cho việc học.

Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội là động lực giúp các em vững bước trên con đường đi đến tương lai.

5. LỜI KẾT

Môn mĩ thuật là môn học thiên về cái đẹp. Cái đẹp có ở mọi nơi, cái đẹp tự nhiên của tạo hóa và cái đẹp tạo ra từ con người. Muốn trò giỏi, không chỉ đơn thuần là dạy các em biết nhận ra cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp mà còn phải biết vận dụng cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hàng ngày, cho công việc mai sau.

Chính vì vậy người thầy chỉ truyền đạt kiến thức thôi chưa đủ mà còn phải là người giáo dục các em hướng tới chân, thiện, mĩ trong cuộc sống.

Ngoài ra tôi còn tìm hiểu tâm sinh lý của học sinh để từng bước dẫn dắt các em học tập với tinh thần tự giác, phát huy tính sáng tạo. Có thể nói: “Dạy

học luôn là việc làm sáng tạo, luôn làm mới con người về nhận thức, về đạo đức lối sống” người giáo viên là những kỹ sư tâm hồn, luôn ươm những mầm xanh,

chồi biếc. Vậy để gây hứng thú cho học sinh, làm mới nội dung dạy học, với môn Mĩ thuật tôi nhận thấy tích hợp kiến thức liên môn là nội dung rất quan trọng trong một số tiết dạy. Nhưng việc áp dụng đó đòi hỏi giáo viên cần linh hoạt, phân bố thời gian hợp lý, kiến thức phù hợp cho từng bài.

Trên đây tôi mạnh dạn nêu lên một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã thực hiện trong thời gian qua, rất mong sự trao đổi, góp ý của đồng nghiệp để bản thân có những tiết dạy tích hợp kiến thức liên môn hay hơn nữa, cũng mong rằng những tiết Mĩ thuật đó sẽ đóng góp một phần nhỏ vào quá hình thành nhân cách ở học sinh, tự bản thân mỗi học sinh biết cách tuyên truyền và phòng chống các tệ nạn xã hội, biết ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước từ đó các em sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Xin chân thành cảm ơn!

Tân Bình, ngày … tháng ….năm 2020 Người thực hiện

Đoàn Thị Phương Thơ

MỘT SỐ TRANH, ẢNH MINH HOẠ Hình ảnh hoạt động của học sinh:

Một số bài vẽ của học sinh:

Võ Minh Chiến, Lớp 8a3 Phạm Minh Hậu, Lớp 8a3 Đoàn Ngọc Phương Lam, Lớp

Trang 28

Đoàn Thị Thảo, Lớp 8a1 Nguyễn Ngọc Như, Lớp 8a2 Nguyễn Hữu Duy, Lớp 8a4

Phạm Minh Trí, Lớp 8a5 Lương Kim Vy, Lớp 8a5 Lê Văn Tân, Lớp 8a2 Trương Thành Lộc, Lớp 8a2 8a5

Một phần của tài liệu SKKN kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn trong bài vẽ trang trí “vẽ tranh cổ động” môn mĩ thuật lớp 8 (NXPowerLite copy) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w