6. Dự kiến kết quả đạt được và khả năng ứng dụng
5.2. Kiểm tra chạy thử mô hình
Sau khi toàn bộ hệ thống đã hoàn thành và được đưa vào vận hành thử để kiểm định và đạt được một số kết quả cụ thể sau:
Lần thực nghiệm Đạt Không Đạt 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x 9 x 10 x 11 x 12 x 13 x 14 x 15 x 16 x 17 x 18 x 19 x 20 x Bảng 5.1-Bảng thực nghiệm Nhận xét: Mô hình chạy khá ổn định *Không đạt: Lần 3: Lỗi cảm biến Lần 5: Lỗi công tắc hành trình Lần 8: Lỗi hệ thống 5.3. Đánh giá sản phẩm
Sau quá trình nghiên cứu, thiết kế và thi công, mô hình hệ thống đã hoàn thiện. Nhìn chung, hệ thống đáp ứng được các yêu cầu của đề tài đặt ra, tuy nhiên hệ thống vẫn còn một số ưu nhược điểm, cần phải khắc phục.
- Hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động, việc áp dụng công nghệ lập trình PLC đã đem lại cho mô hình những tính năng vượt trội về điều khiển, tuổi thọ của các thiết bị được nâng cao.
- Có thể thay đổi, tác động trực tiếp vào chương trình điều khiển của mô hình.
- Đơn giản trong thao tác, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng.
- Mô hình hệ thống hoạt động an toàn.
Nhược điểm:
- Hệ thống chỉ dừng lại ở mô hình, chưa thể hướng đến một sản phẩm thực tế, nên việc thiết kế cơ khí chưa được tối ưu để cho hiệu quả cao nhất.
- Tính thẩm mỹ chưa cao.
- Bơm nước chạy còn gây tiếng ồn.
- Mô hình chỉ dừng ở mức học tập và còn phải nghiên cứu thêm để tối ưu hóa mô hình, nên bảng điện điều khiển thiết kế còn hơi lớn, chưa chú trọng tính kinh tế vào mô hình.
5.4. Nguyên nhân và biện pháp khắc phụcNguyên nhân: Nguyên nhân:
Trong quá trình hoạt động hệ thống có xuất hiện lỗi, khiến hệ thống làm việc gặp nhiều hạn chế: hệ thống bơm còn phát ra tiếng ồn, các bố trí về mặt cơ khí các linh kiện, thiết bị chưa đạt thẩm mỹ cao. Các lỗi này do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan gây ra nhưng nhìn chung do một số nguyên nhân sau:
- Thiết kế cơ khí chưa đạt được độ ổn định về mặt nguyên vật liệu sử dụng. - Cách bố trí các thiết bị chưa hợp lý.
Biện pháp khắc phục:
- Tối ưu hóa hệ thống cơ khí sao cho hệ thống đảm bảo tạo thành một khối liên kết chắc chắn.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KẾT LUẬN
Sau một thời gian dài nghiên cứu, xây dựng ý tưởng và bắt tay vào việc tính toán, thi công. Em đã hoàn thành đề tài “THI CÔNG HỆ THỐNG RỬA XE MÁY TỰ ĐỘNG”. Bước đầu, mô hình cơ bản đã hoàn thiện và bản thân em cũng đã học hỏi được nhiều điều:
- Mô hình đã đạt được độ ổn định tương đối về mặt cơ khí vận hành cũng như điều khiển.
- Hiểu được nguyên lý của hệ thống.
- Biết được cách trình bày một mẫu báo cáo tốt nghiệp. - Tìm hiểu đưa PLC S7-1200 ứng dụng thực tế vào mô hình. - Biết sử dụng phần mềm Autocad để thiết kế tủ điện.
- Quá trình nghiên cứu và xây dựng đề tài, giúp em hiểu được nhiều thiết bị ứng dụng, trong ngành tự động hóa hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Trong quá trình làm đề tài, em đã tích lũy được rất nhiều kiến thức để nâng cao trình độ của bản thân một cách chắc chắn hơn. Tuy nhiên, do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn nên không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong khoa để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Trong tương lai, mô hình hệ thống sẽ được nghiên cứu sâu để đưa hệ thống vào ứng dụng thực tế trong các ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp tự động hóa nói riêng.
Cần hướng đến đối tượng cụ thể để có thể tối ưu trong quá trình thiết kế và thi công, nhằm mang lại năng suất hoạt động cao nhất cho hệ thống
Kết nối, giám sát và điều khiển hệ thống qua mạng máy tính, thiết bị di động. Hy vọng với những hướng phát triển nêu trên cùng với những ý tưởng, góp ý khác của các thầy cô giáo, đề tài này sẽ phát triển hơn nữa, khắc phục những hạn chế, tồn tại của đề tài, làm cho đề tài trở nên phong phú hơn, mang tính ứng dụng cao hơn vào trong thực tế cuộc sống, phục vụ cho những lợi ích công nghiệp trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Văn Khang, Bộ Điều Khiển Logic Khả Trình PLC Và Ứng Dụng, NXB Bách Khoa Hà Nội (2015).
[2] Tăng Văn Mùi, TS.Nguyễn Tiến Dũng, Điều Khiển Logic Lập Trình PLC, NXB Thống Kê (2003).
[3] Trần Văn Hiếu, Tự Động Hóa PLC S7-1200 Với TIA Portal, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật(2015).
[4] Đỗ Mai Linh, Phan Minh Đạo, Trần Sĩ Tuấn, Giáo Trình Tính Toán Truyền Động Điện Và Kiểm Nghiệm Độ Bền Của Một Số Cụm Chuyển Động, NXB Lao Động Hà Nội (2010).
[5] https://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/guong-mat-tre/may-rua-xe-tu-dong-gia- 100-trieu-cua-sinh-vien-da-nang-705322.html