BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu 83 SKKN toán 7 vận dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau (Trang 31 - 36)

Đối với học sinh

Để đạt kết quả cao trong học tập, đối với học sinh cần có phương pháp học tập phù hợp, luôn chú ý đến kĩ năng tính toán, nên tích cực suy nghĩ trước những vấn đề mới.

Tích cực giải nhiều dạng bài tập, không ngừng học tập, nghiên cứu, phát hiện ra nhiều cách giải khác nhau (nếu được) của một bài toán để khắc sâu hơn kiến thức cần nhớ qua từng bài.

Đối với giáo viên

Kiến thức về dãy tỉ số bằng nhau là một trong những nội dung cơ bản của chương trình Đại số lớp 7. Việc áp dụng tốt tính chất của dãy tỉ số bằng nhau vào giải toán là một yêu cầu cần thiết không những để nâng cao trình độ học toán mà nó còn có tác dụng rất tốt trong việc rèn luyện tư duy, khả năng suy nghĩ, tính cẩn thận, óc quan sát và có phương pháp tìm lời giải thích hợp cho bài toán.

Trong quá trình thực hiện cần phải tìm hiểu để nắm trình độ chung của lớp, từ đó chọn lọc những bài toán phù hợp với học sinh cả về trình độ kiến thức lẫn trình độ phát triển tư duy để nâng dần khả năng giải được nhiều bài toán, trình bày lời giải hay và tìm nhiều lời giải cho một bài toán.

Mỗi đối tượng học sinh có thể có nhiều cách tiếp nhận thông tin khác nhau, vì vậy để khắc sâu kiến thức cho học sinh, cũng như hạn chế những sai lầm của các em trong giải toán thì giáo viên nên kết hợp tốt các phương pháp để chuyển tải kiến thức đến từng đối tượng học sinh.

Trong mỗi tiết dạy giáo viên cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không gò bó. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

E. KẾT LUẬN

Qua quá trình giảng dạy, tôi thấy nếu giáo viên có sự đầu tư nghiên cứu bài dạy càng kĩ thì hiệu quả đạt được càng cao. Tâm huyết với nghề là một trong những yếu tố tạo nên thành công của bài dạy. Trước những bài tập đòi hỏi khả năng tư duy, tổng hợp kiến thức, học sinh thường tỏ ra lúng túng, không kiên trì suy nghĩ. Lúc đó chính là thời điểm để giáo viên xuất hiện cùng với vai trò định hướng, dẫn dắt các em bước qua khó khăn, gợi mở để các em không những làm được mà còn làm tốt bài đó hay kiến thức đó mà cả những bài, những kiến thức khác có liên quan hoặc không liên quan bằng những sự liên hệ logic. Đó chính là

cách tư duy, kể cả việc nắm vững kiến thức cơ bản, biết khai thác và mở rộng kiến thức, đặc biệt là biết cách vận dụng nó một cách hiệu quả nhất.

Trong đề tài này có phần kiến thức cơ bản, phương pháp giải cụ thể cho từng dạng toán. Có nhiều bài tập gây hứng thú cho học sinh tìm hiểu và tự giải. Có hướng gợi mở cho giáo viên tự xây dựng đề bài dựa trên phương pháp giải.

Qua đây, tôi tự thấy bản thân mình cần cố gắng nhiều hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành để được góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp trồng người của đất nước.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng khi phân chia kiến thức và trình bày chuyên đề này nhưng trong quá trình thực hiện có thể vẫn còn hạn chế về số các dạng bài tập, rất mong nhận được những lời động viên, ý kiến đóng góp quí báu từ quí thầy cô để chuyên đề này có thể hoàn thiện hơn về cả nội dung và hình thức, cũng như mang lại hiệu quả cao nhất khi triển khai đến học sinh.

Kế Sách, ngày 10 tháng 9 năm 2015 Người viết

Nguyễn Văn Bế

Mục lục

A. Đặt vấn đề Trang 2

1. Bối cảnh của đề tài Trang 2

2. Thực trạng của vấn đề Trang 2

3. Lí do chọn đề tài Trang 2

2. Phương pháp nghiên cứu Trang 4

3. Mục đích nghiên cứu Trang 4

4. Phạm vi và đối tượng áp dụng Trang 4

5. Nội dung thực hiện Trang 4

5.1. Ôn tập kiến thức cơ bản Trang 4

5.2. Ôn tập kiến thức liên quan Trang 5

6. Một số ví dụ minh họa Trang 5

6.1. Dạng 1: Bài tập về chứng minh tỉ lệ thức Trang 5 6.2. Dạng 2: Tìm các số chưa biết trong dãy tỉ số bằng nhau Trang 8 6.3. Dạng 3: Bài toán có lời văn Trang 14 6.4. Dạng 4: Tính giá trị của biểu thức Trang 16

6.5. Dạng 5: Bài tập hình học Trang 19

C. Kết quả Trang 23

D. Bài học kinh nghiệm Trang 23

Một phần của tài liệu 83 SKKN toán 7 vận dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w