biết hết sức phong phú về ngôn từ phục vụ cho phân môn Tập làm văn, đặc biệt là thể loại văn miêu tả.
- Các em đã biết vận dụng các giác quan để quan sát đối tượng miêu tả; biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn. Lời văn của các em mượt mà hơn, cách liên kết các câu, đoạn trong bài cũng chặt chẽ hơn.
- Qua đề tài cũng khơi dậy được ở các em tính tò mò, thích khám phá, nhìn thế giới bên ngoài phong phú và đa dạng hơn.
* Về giáo viên:
- Bản thân tôi có một hệ thống thiết kế bài dạy hết sức cụ thể, chi tiết có tính hiệu quả trong dạy học, điều này đã được tổ nhóm chuyên môn đánh giá có chất lượng
- Hiệu quả dạy học của tôi ngày một tiến bộ rõ rệt, phương pháp truyền thụ cũng trở nên linh hoạt và có chiều sâu hơn.
- Bản thân tôi rút ra cho mình một cách nhìn rõ nét hơn, chính xác hơn về đối tượng học sinh của mình, điều này hết sức thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động học cho học sinh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI 1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Như vậy với quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm của
mình, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm hết sức quý báu trong quá trình dạy học của bản thân là:
- Để giúp học sinh học tốt phần Tập làm văn miêu tả nói riêng và các thể loại Tập làm văn khác nói chung thì người giáo viên phải biết hướng học sinh vào các hoạt động đa dạng như biện pháp đã đưa ra, chứ không đơn thuần là dạy thật hay ở một bài cụ thể nào đó.
- Hiệu quả dạy học cao nó không chỉ đơn thuần là hoạt động dạy của thầy tốt, mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động học của trò. Người giáo viên phải biết dung hòa giữa vai trò của thầy và vai trò của học sinh trong cả quá trình dạy học, để hướng hoạt động học tập đến một hiệu quả cao nhất. Học sinh không chỉ thừa hưởng tri thức mà phải có cách chiếm lĩnh tri thức, phải có phương pháp học tập cụ thể và khoa học.
- Trong thể loại Tập làm văn miêu tả cũng như các thể loại khác trong phân môn Tập làm văn mà kể cả những môn học khác, việc hình thành cho học sinh một cơ sở tri thức và phương pháp học tập ban đầu là hết sức cần thiết. Chính vì vậy chúng ta không nên lơ là vấn đề này trong mỗi tiết học.
- Đỉnh cao của quá trình dạy học là việc tự học, tự rèn luyện, là việc tìm ra con đường học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
2. HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT.2.1. Hướng tiếp tục nghiên cứu 2.1. Hướng tiếp tục nghiên cứu
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã trình bày 10 biện pháp dạy - học văn miêu tả ở lớp 4-5. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các biện pháp sau:
- Một số biện pháp phân loại cấu tạo từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4- 5.
2.2. Đề xuất, kiến nghị
- Đối với cơ quan chỉ đạo và quản lý chuyên môn cấp trên: Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học; cung cấp nhiều tài liệu chuẩn về đổi mới phương pháp dạy học.
- Đối với nhà trường: Cần đầu tư nhiều sách tham khảo trong thư viện cho giáo viên và học sinh đọc.
3. KẾT LUẬN:
Trong dạy học, có rất nhiều biện pháp khác nhau và hiệu quả khác nhau, mỗi biện pháp đều có tính ưu việt và khả năng phù hợp với từng bài dạy, từng đối tượng học sinh. Với những biện pháp tôi đã đề xuất ở trên, theo đánh giá chủ quan của mình, tôi nhận thấy chúng đều có những điểm mạnh cơ bản và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn các em học tốt văn miêu tả thì phải dạy - học tốt các môn học khác, tích hợp các môn học trong giảng dạy để các em biết vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế, tránh sáo mòn theo những tài liệu tham khảo. Mọi biện pháp đều hướng tới cái đích cuối cùng đó là chất lượng dạy học theo mục tiêu đề ra, hướng học sinh tới chân - thiện - mĩ.
Trên đây là toàn bộ nội dung của " Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 -
5 học tốt văn miêu tả" tôi đã dày công xây dựng. Vẫn biết rằng một số biện pháp
tôi đưa ra tuy có nhiều điểm mới có tác dụng cho quá trình dạy học nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sót. Vậy tôi rất mong muốn hội đồng khoa học cấp trên và các độc giả tìm hiểu và góp ý xây dựng để " Một số biện pháp giúp học sinh lớp
4 - 5 học tốt văn miêu tả" có hiệu quả thiết thực hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, lớp 5.
- Dạy văn miêu tả cho học sinh Tiểu học ( Hoàng Hoà Bình - Nhà xuất bản Giáo dục)
- Một số kinh nghiêm viết văn miêu tả ( Tô Hoài - Nhà xuất bản Giáo dục0
- Văn miêu tả và kể chuyện ( Vũ Tú Nam - Phạm Hổ - Bùi Hiển - Nguyễn Quang Sáng - Nhà xuất bản giáo dục)
- Hiểu văn - Dạy văn ( Nguyễn Thanh Hùng - Nhà xuất bản Giáo dục)
- Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt( Lê Phương Nga Nhà xuất bản Đại học Sư phạm)
- Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 tập 1, 2 ( Tác giả Lê Phương Nga chủ biên) - 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4, 5 ( Tác giả Lê Phương Nga)