Kết quả giảng dạy

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy giáo dục pháp luật trong nhà trường thcs (Trang 27)

III- Kết quả thực hiện

1- Kết quả giảng dạy

Năm học 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2/ Kết quả khác

* Với nội dung kiến thức và hình thức tổ chức dạy học đó, giáo viên và học sinh rất hứng thú khi dạy và học. Các em được tự tìm hiểu, tự đánh giá, phát huy khả năng của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Học sinh được thực hiện trong thực tế, kiểm tra hành vi của nhau. Giáo viên đánh giá kết quả của học sinh sát hợp hơn.

* Những gì học sinh được giáo dục ở trường về pháp luật đã giúp các em có

ý thức cao hơn trong cuộc sống. Trong quá trình từ lớp 6 đến lớp 9 tôi thấy ý thức tuân thủ theo pháp luật của học sinh tốt hơn rất nhiều.Các em đã hiểu được mình có những quyền gì, trách nhiệm của bản thân ra sao, phải xây dựng đóng góp gì trong việc quản lý Nhà nước …

Khi học sinh đã tìm hiểu và thực hiện theo pháp luật thì chính các em lại là những người tuyên truyền cho người thân trong gia đình, những người xung quanh để họ biết và thực hiện, để mọi người, mọi nhà đều có ý thức tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành "Pháp luật"

3/ Một số kiến nghị

- Để giáo viên các trường THCS ngoại thành giảng dạy tốt hơn cần đầu tư thêm đồ dùng: Tranh ảnh, băng hình, tình huống pháp luật phục vụ cho việc giảng dạy giáo dục pháp luật.

- Kết hợp với Đoàn, Đội nhà trường tổ chức những cuộc thi, toạ đàm tìm hiểu về pháp luật.

26

PHẦN II: KẾT LUẬN 1/ Bài học kinh nghiệm

a) Đối với giáo viên

Cần chú trọng khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh khi giảng dạy các bài giáo dục Pháp luật, giáo viên cần tích cực giảng dạy chu đáo cho các dụng cụ dạy và học và sử dụng thành thạo chúng. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà cẩn thận.

- Dành nhiều thời gian cho thực hành, luyện tập. Tạo điều kiện để học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Biến những kiến thức đã học thành ý thức tự giác chấp hành "Pháp luật"

- Tổ chức cho học sinh thi sắm vai: Đây là một trong những phương pháp có hiệu quả cao. Song giáo viên cần lưu ý ổn định lớp để hoạt động dạy - học đạt hiệu quả tối ưu.

- Kiểm tra đánh giá khích lệ động viên học sinh: Cần làm thường xuyên đặc biệt là những học sinh ý thức chấp hành Pháp luật còn kém.

- Giáo viên giảng dạy phải thường xuyên theo dõi cập nhật những thông tin liên quan tới vấn đề giáo dục Pháp luật.

b) Đối với học sinh

- Tích cực chuẩn bị tiết học theo hướng dẫn của giáo viên.

- Thường xuyên vận dụng kiến thức tìm hiểu trên lớp và thực tế cuộc sống.

- Mạn dạn hỏi những điều chưa rõ về vấn đề Pháp luật và cách sử lý các tình huống gặp trong cuộc sống.

- Có ý thức tự tìm hiểu về Pháp luật tham gia các hoạt động ở trường, lớp, địa phương liên quan tới: "Pháp luật và tuyên truyền cho những người xung

quanh"

2/ Lời kết

- Giáo dục ý thức Pháp luật cho học sinh là mối quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh "Pháp luật" là góp phần xây dựng một xã hội văn minh.

Trong khuôn khổ đề tài, tôi không có tham vọng giải quyết tất cả khó khăn, vướng mắc của giáo viên và học sinh trong dạy và học "Giáo dục Pháp luật" sông với nội dung đã trình bày, tôi hy vọng sẽ giúp cho giáo viên có định hướng, chủ động hơn khi giảng dạy giáo dục Pháp luật. Mặt khác học sinh cùng hứng thú say mê hơn với môn học, xoá dần tâm lý coi môn giáo dục công dân là một môn học phụ.

Đó là những kinh nghiệm của tôi đúc kết được. Trong quá trình giảng dạy Giáo dục công dân. Chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học cấp trên.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Nộn, ngày 28 tháng 03 năm 2007

Người viết

Lê Thuỳ Dương

28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đảng

2. Giáo dục Pháp luật trong nhà trường.

3. Các nghành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam. 4. Sổ tay kiến thức Pháp luật (NXB Giáo dục)

5. Học và làm theo Pháp luật (Tập 1-2, NXB Giáo dục) 6. Tương các hoạt động giữa thầy và trò (NXB Giáo dục) 7. Sách Giáo khoa - Giáo viên GDCD 6,7,8,9

8. Thiết kế bài giảng GDCD 6,7,8,9 9. Bài tập tình huống GDCD 6,7,8,9

10. Tư liệu GDCD 6,7,8,9

29

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy giáo dục pháp luật trong nhà trường thcs (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w