Dòng vốn đầu tư ra

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG đầu tư của PHILIPPINES và cơ hội hợp tác Đầu tư giữa Philippines và việt nam (Trang 25 - 29)

I. Thực trạng đầu tư của Phillippines

1. Môi trường đầu tư

2.2. Dòng vốn đầu tư ra

Theo dữ liệu CEIC cho biết, tháng 5 năm 2020 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Philippines tăng 398,5 triệu USD so với mức tăng 311,3 triệu USD của tháng trước. Trong các báo cáo mới nhất của Philippines, tài khoản vãng lai ghi nhận thâm hụt 252,3 triệu USD vào tháng 3 năm 2020. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Philippines giảm 10,1 triệu USD vào tháng 3 năm 2020. Đầu tư danh mục nước ngoài giảm 1,0 tỷ USD vào tháng 3 năm 2020.

26

Theo số liệu từ World Bank, dòng vốn FDI ra vào những năm 2017- 2020 có sự biến động. Dòng vốn FDI 2018 tăng 0,81 tỷ USD so với năm 2017 tuy nhiên đến năm 2019, dòng vốn này giảm 0,76 tỷ USD so với 2018. Đến năm 2020, dòng vốn FDI tăng 0,17 so với năm 2019. Dòng vốn đầu tư FDI ra nước ngoài biến động do tác động của nhiều yếu tố liên quan đến chính trị, kinh tế, đặc biệt là với hai quốc gia Philippines đầu tư là Malaysia và Việt Nam.

Với năm 2018, với thành công của năm 2017, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC thành công đã khẳng định được vị thế và dấu ấn thành công của nước chủ nhà khiến cho nhiều quốc gia muốn đầu tư vào quốc gia tiềm năng này, Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 7,08% cao nhất trong 10 năm qua; Việt Nam còn tổ chức thành công Hội nghị Diễn dàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 càng thêm khẳng định vị thế của nước chủ nhà. Ngoài ra, quan trọng hơn cả là khi Việt Nam tham gia CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, cải cách chính sách theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn. Mà Việt Nam là một trong những nơi mà Philippines đầu tư vào, nên đó là một trong những lý do khiến cho dòng vốn FDI của Philippines đầu tư ra nước ngoài tăng.

Với năm 2019, dòng vốn FDI ra của Philippines giảm do tại Malaysia, một trong những thị trường mà Philippines đầu tư xảy ra bất ổn chính trị khiến các nhà đầu tư lo lắng về những rủi ro trong kinh doanh nên các nhà đầu tư không tham gia đầu tư tại môi trường này nữa, thậm chí là rút vốn đầu tư. Bên cạnh đó, Philippines vẫn chỉ duy trì đầu tư thêm vào thị trường Việt Nam.

27

Tuy nhiên đến năm 2020, mặc dù dịch bệnh Covid-19 hoành hành, tại Malaysia vẫn diễn ra những bất ổn chính trị, nền kinh tế của Philippines bị tác động mạnh, thiệt hại 730 tỷ USD ( Theo Vietnam News Agency) nhưng dòng vốn đầu tư FDI ra của Philippines vẫn có sự tăng nhẹ do quốc gia nhận đầu tư là Việt Nam là nơi có công tác phòng chống dịch bệnh tốt, nền kinh tế tăng trưởng dương (2,9%), các hoạt động kinh tế vẫn được diễn ra, các nhà đầu tư Philippines muốn giảm thiểu tối đa rủi ro bằng việc đầu tư sang thị trường khác nhằm kiếm được lợi nhuận.

Hình 10. Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Philippines từ năm 2008-2020 (Tính theo tỷ USD). Nguồn: data.worldbank.org.

*) Đầu tư tại Malaysia

Năm 2019, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Philippines vào Malaysia khoảng 198 triệu USD Malaysia giảm khoảng 13 triệu USD so với năm 2018. Số liệu năm 2020 do dịch bệnh Covid 19 nên chưa thể cập nhật cụ thể.

Biểu đồ thể hiện tình hình dòng vốn đầu tư FDI từ Philippines vào Malaysia: (đơn vị: USD)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 FDI net outflow 1.97 1.897 2.712 2.35 4.173 3.647 6.734 5.54 2.397 3.305 4.116 3.351 3.525

0 1 2 3 4 5 6 7 8 A xi s Ti tle

28

*) Đầu tư tại Việt Nam

Việt Nam được cho là nước tiếp nhận đầu tư nhiều nhất của hầu hết các doanh nghiệp Philippines. Theo thông tin về hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Philippines tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Huyền Ngọc, đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, nhấn mạnh nguồn vốn FDI từ Philippines vào Việt Nam tập trung lớn nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 71%; tiếp theo là các lĩnh vực nông lâm, thủy hải sản cũng thu hút được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp Philippines với 25% và đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và bảo trì với trên 2 năm.

Tính đến tháng 5/2018, các nhà đầu tư Philippines đã đầu tư 328 triệu USD vào Việt Nam. Năm 2019, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Philippines vào Việt Nam đạt 52 triệu USD. Trong đó có 3 dự án đầu tư mới tại Việt Nam với tổng số vốn 0.05 triệu USD, 36 lượt mua góp vốn, mua cổ phần với tổng lượng vốn 51.92 triệu USD. Tính đến hết 2019, Philippines có 77 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đạt 276 tỷ USD, đứng thứ 36 trong tổng số 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.

Số liệu về đầu tư năm 2019 và năm 2020 về dòng vốn đầu tư FDI chưa có số liệu rõ ràng và cụ thể trên các trang thương mại do dịch bệnh Covid-19 vào năm 2020.

=>Nhận xét: Nhìn chung Philippines chưa thực sự phát triển trong khoản đầu tư nước ngoài. Thông qua số liệu đầu tư của Philippines vào Malaysia và Việt Nam ta có thể thấy việc đầu tư mang lại nhiều thuận lợi cho quốc gia như:

+ Tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của quốc gia được đầu tư vào các lĩnh vực dễ thu lời đồng thời không mất thời gian nghiên cứu thị trường, chia sẻ rủi ro và chi phí.

29

Nhưng bên cạnh đó đối với một đất nước còn đang trong quá trình phát triển thì việc đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại không ít rủi ro như: FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới… cho nước tiếp nhận đầu tư, mà Philippines là một nước có chất lượng cơ sở hạ tầng ở mức trung bình - khá nên việc đầu tư cần phải bỏ ra rất nhiều chi phí. Điều nay mang lại trở ngại vô cùng lớn đối với nền kinh tế của quốc gia này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG đầu tư của PHILIPPINES và cơ hội hợp tác Đầu tư giữa Philippines và việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)