Câu 35: Cho các bước tạo động vật chuyển gen:
(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.
(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi. Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là
A. 1 3 4 2 B. 3 4 2 1
C. 2 3 4 2 D. 1 4 3 2
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
I. Nuôi chó để trông nhà là ứng dụng của tập tính bẩm sinh.
II. Huấn luyện thú còn non, thành lập các phản xạ có điều kiện là quá trình biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính hỗn hợp.
III. Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là tập tính thứ sinh.
IV. Tập tính phân chia đẳng cấp, đầu đàn ở thú rừng thuộc loại tập tính hỗn hợp. Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 37: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen
B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Có bao nhiêu kết luận đúng trong các phát biểu dưới đây:
I. Nếu cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là: 105:35:9:1.
II. Lai các cây tứ bội có kiểu gen: AAaaBbbb x AaaaBBbb thì Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là 121 : 11 : 11 : 1.
III. Khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau giống với tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn.
IV. Khi lai các cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBBb x AAaaBBbb thì thế hệ lai phân li theo tỉ lệ kiểu hình 35:1.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 38: Ở một loài, khi đem lai giữa bố mẹ thuần chủng, thu được F1 đồng loạt quả đỏ, quả ngọt. Đem F1
tự thụ thu được đời F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình bao gồm: 1431 cây quả đỏ, ngọt : 1112 cây quả trắng, ngọt : 477 cây quả đỏ, chua : 372 cây quả trắng, chua. Biết rằng vị của quả do một cặp gen quy định. Cho các phát biểu sau:
I. Tính trạng màu sắc quả di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung.
II. Tính trạng màu sắc quả và tính trạng vị quả di truyền theo quy luật phân li độc lập. III. P có thể có 2 trường hợp về kiểu gen.
IV. F1 dị hợp về cả 3 cặp gen.
V. Đem F1 lai với một cơ thể khác chưa biết kiểu gen, thu được thế hệ lai có các kiểu hình theo tỷ lệ: 63 cây quả
trắng, ngọt : 21 cây quả trắng, chua : 20 cây quả đỏ, ngọt : 7 cây quả đỏ, chua thì cơ thể khác đem lai có kiểu gen AabbDd.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 39: Cho các phát biểu sau về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:
I. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
II. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
III. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. IV. Cạnh tranh cùng loài không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
V. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu, còn non có thể bị đào thải khỏi quần thể.
Những phát biểu nào trên đây là đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 40: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có các phát biểu sau đây:
I. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. II. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích có thể có nhiều loài sinh vật
III. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. IV. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thông thường kéo dài quá 8 mắt xích
V. Tất cả các chuỗi thức ăn của quần xã sinh vật trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng VI. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
ĐÁP ÁN
1-D 2-A 3-C 4-C 5-B 6-C 7-A 8-D 9-C 10-D
11-B 12-C 13-D 14-B 15-D 16-A 17-C 18-C 19-B 20-D 21-B 22-C 23-C 24-D 25-B 26-D 27-D 28-B 29-D 30-D 31-C 32-C 33-B 34-B 35-A 36-A 37-B 38-C 39-C 40-A
Câu 1: Cho các kết luận sau:
(1) Hai loài cùng nơi ở nhưng khác ổ sinh thái sẽ không bao giờ cạnh tranh với nhau.
(2) Hai loài cùng nơi ở, trùng phần lớn ổ sinh thái chắc chắn sẽ xây dựng sẽ xảy ra cạnh tranh có thể làm cho một loài bị tiêu diệt hoặc phải di dời đi nơi khác.
(3) Cùng nơi ở có thể chứa nhiều ổ sinh thái đặc trưng cho từng loài.
(4) Trong cùng nơi ở có thể tồn tại nhiều loài sinh thái mà không xảy ra cạnh tranh.
(5) Các loài có khu vực phân bố càng rộng thì càng dễ xảy ra cạnh tranh với loài khác nhau và ngược lại. Số nhận xét đúng là:
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 2: Cho các cơ quan sau:
(1) Cánh đổ hoa trạng nguyên (2) hoa giấy
(3) tua cuốn đậu Hà Lan (4) gai cây hoa hồng. (5) Gai cây hoàng liên.
Trong số các cơ quan trên, số cơ quan được xếp vào nhóm cơ quan tương đồng là:
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 3: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.
(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β- caroten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội.
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:
A.(3) và (4) B.(1) và (2) C.(2) và (4) D.(1) và (3)
Câu 4: Phân tử tARN mang Metionin tiến vào Riboxom để tổng hợp protein. Trật tự nucleotit của bộ ba đối mã trên phân tử tARN này là:
A.3'UXA5' B.3'AUG5' C.5'AUG3' D.3'UAX5'
Câu 5: Câu khẳng định nào dưới đây về quá trình phiên mã là đúng?
A.ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 3'-5' và tổng hợp mạch mới theo chiều 5'-3' và dừng lại phiên mã khi gặp tín hiệu kết thúc. 5'-3' và dừng lại phiên mã khi gặp tín hiệu kết thúc.