Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1930 1945 (Trang 28 - 30)

- Dân tộc VN có truyền thống yêu nước sâu sắc, đấu tranh kiên cường bất khuất từ ngàn xưa cho độc lập – tự do. Vì vậy, khi Đảng CS Đông Dương và mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì mọi người hăng hái hưởng ứng.

- Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên phát động tổng khởi nghĩa cả ở nông thôn và thành thị, đánh đổ hoàn toàn bộ máy cai trị của đế quốc phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.

Nguyên nhân khách quan

Cách mạng tháng tám thành công nhanh chóng và ít đổ máu một phần nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lới. Chiến tranh thế giới thứ hai đang đi đến hồi kết thúc, Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức- Nhật, góp phần quyết định vào thắng lơi chung của các lực lượng hoà bình dân chủ trên thế giới.

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân quan trọng và mang tính quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan bởi vì: Nếu quần chúng nhân dân không sẵn sàng anh dũng đứng lên, nếu Đảng không sáng suốt tài tình, nhận định đúng thời cơ thì thời cơ sẽ qua đi.

Vì thế nguyên nhân chủ quan mang tính chất quyết định còn nguyên nhân khách quan chỉ là sự hỗ trợ, là thời cơ để Đảng sáng suốt phát động quần chúng nhân dân đứng lên giành chính quyền trong thời gian ngắn chỉ 15 ngày ; có được kết quả thắng lợi đó là sự chuẩn bị 15 năm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

c. Bài học kinh nghiệm

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kết hợp đúng đắn, sáng tạo nhiệm vụ dân tộc và dân chủ; đưa nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai lên hàng đầu, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho tổ quốc.

- Đánh giá đúng và biết tập hợp mọi lực lượng của các giai cấp cách mạng, trong đó công-nông là đội quân chủ lực.Trên cơ sở liên minh công-nông phân hoá, cô lập kẻ thù rồi tiến lên đánh chúng.

- Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin; tiến hành khởi nghĩa vũ trang, kết hợp

đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp đấu tranh du kích, khởi nghĩa từng phần ở

nông thôn với đấu tranh chính trị ; khởi nghĩa ở đô thị để khi thời cơ đến khởi nghĩa giành chính quyền.

- Kết hợp chuẩn bị lâu dài với việc chớp thời cơ.

A. KẾT LUẬN

Không được giáo dục Lịch sử chu đáo, thế hệ trẻ của chúng ta sẽ mất gốc, thờ ơ với vận mệnh dân tộc. Môn học Lịch sử không chỉ trang bị kiến thức mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc ở người học. Cung cấp cho họ nền tảng văn hoá – điều rất cần thiết trong thời kỳ đất nước đang hội nhập sâu rộng với quốc tế. Chính vì vậy, vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng, đặc biệt là vai trò trong việc tạo niềm đam mê, yêu thích môn học cho thế hệ trẻ.

Công tác dạy học Lịch sử đã khó, nhưng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử ngày càng khó hơn trong thời đại ngày nay.

Theo tôi, nhiệm vụ của người giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là biết kết hợp các phương pháp giảng dạy hợp lý để củng cố kiến thức cơ bản, tổng hợp, nâng cao kiến thức, khái quát kiến thức theo hệ thống các câu hỏi, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo làm bài cho học sinh…. Mà điều quan trọng nữa không thể không nhắc tới đó là tạo được niềm đam mê, yêu thích môn học, để từ đó các em học tập một cách tự giác, có thái độ học tập đúng đắn, có như vậy ta mới đào tạo được những học sinh yêu thích học môn Lịch sử một cách thực sự, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI hiện nay.

Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề LỊCH sử VIỆT NAM từ năm 1930 1945 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w