Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu Thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới (1986-2016) (Trang 32 - 35)

năm 2030

Hoà bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn; xu thế đa cực hoá và dân chủ hoá quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển, tạo thuận lợi cho Việt Nam triển khai hiệu quả chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển nhanh hơn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ. Kinh tế thế giới từng bước phục hồi và tăng trưởng trở lại. Cách thức giải quyết, ứng phó các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh sau khủng hoảng đã để lại những kinh nghiệm quý. Hầu hết các quốc gia đều tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, điều chỉnh phương thức phát triển, tạo cơ hội để nước ta có thể tiếp cận, tiếp thu những thành quả và phát triển trong xu thế chung của nhân loại. Từ năm 2015, ASEAN trở thành cộng đồng và tiếp tục phát huy vai trò trung tâm ở khu vực Đông Nam Á. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát huy vai

trò, vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế. Ba mươi năm đổi mới đã tạo ra cho đất nước ta thế và lực mới. Thế mới và lực mới là tổng hoà những thành tựu hết sức to lớn, rất quan trọng về phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. Thành quả và những kinh nghiệm, bài học thành công, chưa thành công chính là những tiền đề vật chất và tinh thần quan trọng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.

Tuy nhiên, Châu Á – Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục là địa bàn cạnh tranh, tranh chấp quyết liệt giữa các nước lớn, chịu sự tác động, lôi kéo và thoả hiệp của các nước lớn. Tình trạng tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo, nhất là trên Biển Đông, tiếp tục gây ra những căng thẳng trong quan hệ khu vực và quốc tế cùng với những diễn biến phức tạp về chính trị, kinh tế ở một số nước trên thế giới và trong khu vực…là thách thức lớn đến an ninh và phát triển của nước ta.

Kinh tế đất nước từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm tăng trưởng, nhưng còn nhiều khó khăn và sẽ phải ứng phó với hai thách thức: “bẫy thu nhập trung bình” và “bẫy tự do hoá thương mại”. Bốn nguy cơ mà Đảng ta nêu ra vẫn tồn tại. Nguy cơ “tụt hậu xa hơn về kinh tế” và sự suy thoái về tư tưởng chínhh trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp. Những biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vẫn tồn tại, phức tạp, xuất hiện những âm mưu và hoạt động nhằm hình thành các tổ chức đối lập. Các thế lực thù địch tăng cường chống phá, thực hiện “diễn biến hoà bình”, nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, nghiêm trọng. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân có mặt giảm sút.

Nhìn tổng thể, giai đoạn từ nay đến năm 2030, quá trình đổi mới của nước ta đang và sẽ chịu tác động nhiều chiều, nhiều hướng, với nhiều cấp độ từ những

chuyển biến mới, phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước. Cơ hội và thách thức đan xe; thời cơ có nhiều, song khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới, cao hơn, phức tạp hơn đang và sẽ đặt ra đối với sự

nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải có quyết tâm chính trị cao và nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn, tận dụng được thời cơ, vượt qua khó khăn, thử thách, chuyển thách thức thành thời cơ, để tiếp tục đưa đất nước phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN

Thực tiễn 30 năm qua, trong điều kiện diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình khu vực, thế giới và những thuận lợi, khó khăn trong nước, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng và nhân dân ta đạt được đã khẳng định đổi mới là sự lựa chọn chính xác và chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo. Đồng thời những vấp váp, hạn chế, yếu kém trên con đường phát triển càng chứng tỏ đổi mới là một sự nghiệp khó khăn, lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải chủ động, kiên quyết, kiên trì và không ngừng sáng tạo, phải thường xuyên tổng kết thường xuyên thực tiễn, nghiên cứu lý luận, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách.

Tổng kết chặng đường đổi mới 30 năm giúp chúng ta đánh giá một cách hệ thống những gì đã làm được, làm tốt, những gì chưa làm được, làm chưa tốt, từ đó nhận rõ hơn những vấn đề đang và sẽ đặt ra trong chặng đường sắp tới. Còn nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, luận giải sâu sắc, thấu đáo hơn để định hướng cho nhận thức, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, song điều

quan trọng nhất rút ra qua 30 năm đổi mới chính là: thực tiễn cho chúng ta căn cứu và niềm tin vững chắc để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng thời bộ hơn vì tương lai tươi sáng của dân tộc, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.

Trên đây là tiểu luận của em về “Thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi

mới (1986-2016)”.Trong quá trình làm tiểu luận có nhiều vấn đề còn hạn chế,

mong nhận được sự góp ý, sửa chữa của thầy, cô. Em xin trân trọng cảm ơn!.

Một phần của tài liệu Thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới (1986-2016) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w