Với dân tộc Việt Nam ta, văn chương luôn luôn là điều gắn bó thân thiết. Từ thuở còn nằm nôi, em bế đã được nâng niu, bồi dưỡng văn chương qua lời hát ru, âu yếm, đậm đà. Khi được đi học, bài dạy trước nhất phải là “học ăn, học nói…”
Tôi đam mê môn Văn, được may mắn học chuyên ngành Văn và dạy Văn, lại vinh dự tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm; được giảng dạy trong môi trường có nhiều thầy cô giáo mà tên tuổi đã được vinh danh trong lịch sử bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện, của tỉnh, được dạy nhiều em học sinh năng khiếu yêu thích môn Văn. Đó là động lực để tôi luôn học hỏi, tìm tòi thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được cấp trên giao phó, đáp lại sự tin tưởng, quý mến của học sinh.
Tôi nghiệm thấy cái ước muốn học Văn sao cho giỏi, dạy Văn sao cho hay, viết Văn sao cho tốt là ước muốn của nhiều em học sinh và các thầy cô giáo. Muốn thực hiện được ước mơ ấy thì phải thực sự tìm tòi trong văn chương. Tôi cố gắng ghi lại vài ba điều mình cho là tâm đắc đúc rút trong giảng dạy. Hi vọng được trao đổi với các thầy cô, đồng nghiệp. Rất mong được các thầy cô và các đồng nghiệp bổ sung, chỉ giáo.
II. Kiến nghị
1. Đối với giáo viên :
- Những giáo viên được phân công giảng dạy bồi dưỡng phải có kế hoạch, chương trình cụ thể.
- Phải thật sự nhiệt tình say mê, tận tụy với học sinh, truyền cho học sinh tình cảm yêu thích văn chương.
- Tích cực cập nhật công nghệ thông tin đặc biệt là những vấn đề xã hội mang tính thời sự.
2. Đối với nhà trường :
- Thường xuyên kiểm tra việc bồi dưỡng của giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, động viên kịp thời những giáo viên trực tiếp dạy bồi dưỡng cả về vật chất lẫn tinh thần.
21
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên : tài liệu, sách tham khảo ...
3. Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo :
- Mở các lớp bồi dưỡng về công tác ôn luyện học sinh giỏi.
- Tiếp tục duy trì có hiệu quả nguồn quỹ khuyến học để động viên khen thưởng kịp thời cho các giáo viên, học sinh đạt thành tích cao.
- Bổ sung quy chế khen thưởng : tăng mức thưởng, mở rộng đối tượng... -Giáo viên dạy bồi dưỡng liên tục trong ba năm có học sinh đạt giải Nhất cần có chế độ khuyến khích.
- Có cơ chế tài chính để động viên người tham gia công tác ôn luyện một cách thoả đáng. Lập Thạch, ngày 01 tháng 3 năm 2014 Tác giả chuyên đề : Lê Quang Hùng 22 download by : skknchat@gmail.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Phan Cảnh (2000), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 2.Nguyễn Huệ Chi (2003), “ Mấy đặc trưng loại biệt của Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 7- 14.
3.Hà Minh Đức (1984), Cơ sở lí luận văn học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
4.A.T. A. Gu rê vích (1998), Các phạm trù văn hóa trung cổ, Hoàng Ngọc Hiến dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội
5.Hoàng Ngọc Hiến (1990), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội
6.Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội
7.Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể
loại, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội
8.Nhiều tác giả (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội
9.Nhiều tác giả (2004), Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội 10.Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (1997), Thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng
11.Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ Giáo viên xuất bản, Hà Nội
12.Trần Nho Thìn (1993), “Sáng tác thơ ca thời cổ và sự thể hiện cái tôi tác giả”, Tạp chí Văn học, (6), tr. 33.
13.Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội
23