Các xu thế phát triển đó, đặt ra cho dân tộc Việt Nam trước những thời cơ và thách thức :

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề LỊCH sử QUAN hệ QUỐC tế từ năm 1945 đến NAY (Trang 25 - 30)

a. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” vì:

- Sau bốn thập niên chạy đua vũ trang quá tốn kém làm cho cả hai nước bị suy giảm thế mạnh của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác…

- Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản, các nước Tây Âu… Còn nền kinh tế Liên Xô lúc này ngày càng lâm vào trì trệ khủng hoảng…- Để thoát khỏi thế đối đầu nhằm ổn định và củng cố vị thế của mình, tháng 12-1989 Liên Xô và Mĩ đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

b.Các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh:

- Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế…

- Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm…

- Ba là, từ sau Chiến tranh lạnh và dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học – kỹ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm…

- Bốn là, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái…

c. Các xu thế phát triển đó, đặt ra cho dân tộc Việt Nam trước những thờicơ và thách thức : cơ và thách thức :

- Thời cơ:

+ Nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí, thị trường rộng lớn…tạo cơ hội cho Việt Nam.

+ Chúng ta có thể mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, tận dụng những thành tựu khoa học – công nghệ và các nguồn lực khác của thế giới, nhanh chóng đưa nước ta tiến lên kịp thời đại.

- Thách thức:

+ Thách thức lớn nhất là trình độ lực lượng sản xuất của ta còn kém…

+ Ngoài ra, còn âm mưu diễn biến hoà bình, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ suy thoái đạo đức, đánh mất bản sắc dân tộc, tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông…

Câu 3: Trình bày những quyết định của hội nghị Ianta tháng 2/1945? Thỏa thuận Ianta đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới trong những năm 1945-1947?

1.Hoàn cảnh triệu tập:

23download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com

- Đầu năm 1945,chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc,nhiều vấn đề bức thiết đặt ra trước các nước đồng minh đòi hỏi phải giải quyết,đó là:

+Việc nhanh chóng đánh bại các nước phát xít +Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh

+Việc phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

-Từ 4 đến 11/2/1945 hội nghị quốc tế được triệu tập tai Ianta(Liên Xô) với sự tham dự của những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô,Mĩ,Anh

2,Nội dung:

Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng

- Thống nhất mục tiêu chung:Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức,chủ nghĩa quân phiệt Nhật.Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh,Liên Xô se tham gia chống Nhật ở Châu Á

-Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình,an ninh thế giới -Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít,phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu,châu Á

+Châu Âu: +Châu Á:

3.Hệ quả:

Những thỏa thuận quyết định trên đã trở thành khuân khổ của một trật tự thế giới mới mà thế giới gọi là trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực

4.Tác động của thỏa thuận Ianta: *Tác động tích cực:

-Thúc đẩy cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nhanh chóng đi đến kết thúc ở châu Âu,châu Á

-Các nước đồng minh thi hành những biện pháp dân chủ,xóa bỏ những chính sách kinh tế,chính trị,xã hội,tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít

*Hạn chế:

-Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc dẫn đến sự hình thành trật tự thế giới hai cực đối đầu,căng thẳng

-Duy trì nguyên trạng hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc

Câu 4:Tổ chức Liên hợp quốc?Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc ? HD: hs cần trình bày 1.Sự thành lập: 2.Mục đích-Nguyên tắc hoạt động: 3.Các cơ quan chính: -Đại hội đồng -Hội đồng bảo an -Ban thư kí

4.Vai trò của Liên hợp quốc:

24download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com

5.Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hơp quốc:

- Thấy được vai trò to lớn mà tổ chức Liên hợp quốc đem lại nên ngay từ khi vừa ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài với đế quốc MĨ,Việt Nam đã có đơn xin gia nhập tổ chức này.Ngày 20/9/1977 Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức này

-Từ khi gia nhập đến nay,Việt Nam đã chủ động đóng góp sức mình vào sự giúp đỡ lớn mạnh của Liên hợp quốc đồng thời cũng nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên hợp quốc

-Sự giúp đỡ to lớn của Liên hợp quốc thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể:

+Liên hợp quốc viện trợ lương thực thực phẩm khẩn cấp cho các vùng bị thiên tai,lũ lụt ở Miền Trung..

+Giúp đỡ tài chính cho các dự án trồng rừng..

+Giúp đỡ Việt Nam về chuyên gia,tài chính để Việt Nam phòng chống các đại dịch…

+Các tổ chức của Liên hợp quốc đang hoạt động tại Việt Nam:WHO,UNICEF,WTO,IAEA…

Liên hợp quốc là tổ chức rộng lớn nhất có vai trò quan trọng nhất trong việc giữ gìn hòa bình,an ninh thế giới.Bước sang thế kỉ XXI,một yêu cầu lớn đặt ra là phải cải tổ Liên hợp quốc để hướng tới một thế giới công bằng hơn cho tất cả các nước,các khu vực trên thế giới

Câu 5:Hãy đưa ra ý kiến nhận xét về nhận định:Mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai lại gay gắt hơn so với quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất,còn quan hệ quốc tế trong những năm gần đây chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại?

1.Quan hệ quốc tê sau chiến tranh thế giới thứ hai lại gay gắt hơn quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất:

-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất,quan hệ quốc tế là sự đối đầu giữa các nước đế quốc với nhau,đây chỉ là mâu thuẫn giữa các nước trong cùng khối đế quốc vì quyền lợi kinh tế

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai,là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa xã hội.Đây là sự đối đầu về hai phương thức sản xuất khác nhau,về hệ tư tưởng,hệ thống chính trị khác nhau cho nên gay gắt,quyết liệt hơn nhiều

2.Quan hệ quốc tế sau những năm 70 đến nay có xu hướng chuyển dần sang đối thoại:

- Đối đầu căng thẳng sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh hạt nhân,sẽ không có người chiến thắng.Trong thời đại ngày nay có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu được đặt ra,một quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết được mà các quốc gia phải hợp tác cùng nhau để giải quyết

-Xu hướng hợp tác cùng nhau có lợi phát triểncác quốc gia có quan hệ hợp tác hơnxu hướng đối đầu giảm xuống

25download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com

Câu 6:Biểu hiện của tình trạng chiến tranh lạnh và hậu quả?Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến tình hình Châu Á?

HS cần trình bày được: *Hoàn cảnh

*Biểu hiện,hậu quả của chiến tranh lạnh

*Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến tình hình Châu Á:

+Sau chiến tranh thế giới thứ hai,đa số các quốc gia Châu Á đều giành được chính quyền nhưng là những nước có nền kinh tế nghèo nàn,lạc hậu và đang đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân xâm lược trở lại..Vì thế,chiến tranh lạnh xảy ra,Châu Á bị cuốn vào guồng máy chiến tranh và là nơi nổ ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ,nơi biểu hiện rõ nhất sự đối đầu căng thẳng giữa hai cực Xô-Mĩ

+Châu Á là mục tiêu chiến lược để Mĩ chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa

-Mĩ lôi kéo,ép buộc một số nước ở Châu Á tham gia vào liên minh quân sự do Mĩ đứng đầu:SEATO,liên minh quân sự Mĩ-Nhật.Mĩ đặt hàng ngàn căn cứ quân sự trên lãnh thổ những nước thành viên nhằm mục tiêu chống các nước XHCN

- Mĩ biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới,thành căn cứ quân sự để tấn công Trung Quốc và các nước XHCN khác,ngăn chặn làn song cộng sản…,Mĩ giúp Pháp về tài chính…

-Mĩ huy động toàn bộ lực lượng ở Viễn Đông đổ bộ vào Bắc Triều Tiên… +Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở Châu Á dưới sự giúp đỡ của Liên

Xô…

+Tuy bị tác động bởi chiến tranh lạnh nhưng nhiều nước Châu Á đã biết tận dụng thời cơ để phát triển kinh tế:Nhật Bản,Thái Lan…

Câu 7:Hội nghị Ianta(2/1945) đã chủ trương thành lập tổ chức nào để bảo vệ hòa bình,an ninh thế giới?Trình bày nguyên tắc hoạt động,vai trò của tổ chức đó?

-Hội nghị Ianta(2/1945) chủ trương thành lập tổ chức Liên hợp quốc để bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới

-Nguyên tắc hoạt động:5 nguyên tắc -Vai trò

Câu 8:Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ khi nào?Các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam?

-Thời gian gia nhập: Trong phiên họp 20/9/1977 chủ tịch khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc,Thứ trưởng ngoại giao Nam Tư La-đa Moi-xốp trịnh trọng nói:”Tôi tuyên bố nước CHXHCNVN” được công nhận là thành viên Liên hợp quốc,là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc-Các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam: WHO,WTO,IAEA,UNICEF,FAO…

26download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com

PHẦN III:KẾT LUẬN

Khi thực hiện chuyên đề “Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay” tôi thấy đây là một chuyên đề có ý nghĩa thiết thực,tôi và các đồng nghiệp của mình đã và đang từng bước áp dụng chuyên đề vào thực tế giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử tai trường THCS Yên Lạc. Hy vọng kết quả học tập bộ môn sẽ tốt hơn và tạo cho học sinh thói quen tìm hiểu, sưu tầm, so sánh, đối chiếu và tìm ra mối liên hệ của các sự kiện lịch sử trong và ngoài nước.

Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi, được rút ra trong quá trình giảng dạy môn lịch sử lớp 9. Trong quá trình chuẩn bị không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để chuyên đề thực sự có hiệu quả trong giảng dạy.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

27download by : skknchat@gmail.com download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề LỊCH sử QUAN hệ QUỐC tế từ năm 1945 đến NAY (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w