Dạng 4: Bài tập vận dụng định luật Jun – Len xơ.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề PHỤ đạo học SINH yếu kém PHẦN điện học, vật lí 9 (Trang 35 - 43)

22

- HS không thuộc nội dung định luật và hệ thức của định luật do đó khi làm bài tập không xác định được các đại lượng đã cho, đại lượng cần tính.

Yêu cầu học sinh học thuộc nội dung định luật, viết được biểu thức của định luật. - HS không biết rút công thức:

HS có thể viếtbiểu thức định luật nhưng không biết rút công thức để tính một đại lượng khác:

- HS không đổi đơn vị của các đại lượng.

Yêu cầu học sinh nắm được đơn vị của các đại lượng. Khi làm bài tập nếu các đại lượng có đơn vị khác thì phải đổi đơn vị rồi mới tính toán.

- Học sinh không nhớ công thức nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên đã học ở lớp dưới.

4.2. Bài tập

Bài 1: Chọn đáp án đúng cho các câu sau:

1. Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành :

A.Cơ năng. D.Hoá năng. C. Nhiệt năng. D.Năng lượng ánh sáng. 2. Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Jun- Lenxơ?

A. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.

B. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.

C. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.

D. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.

3. Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun- Lenxơ?

A. Q = I².R.t B. Q = I.R².t

C. Q = I.R.t D. Q = I².R².t

4. Nếu nhiệt lượng Q tính bằng Calo thì phải dùng biểu thức nào trong các biểu thức sau?

A. Q = 0,24.I.R².t B. Q = 0,24.I².R.t

C. Q = I.U.t D. Q = I².R.t

5.Công thức nào không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua?

A. Q = I2.R.t B. Q = t.

C. Q = U.I.t D. Q = I.R2.t.

Bài 2: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R=80 và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I=2,5A. Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1giây? Hướng dẫn:

+ HS tóm tắt đầu bài

GV: Công thức nào tính nhiệt lượng vật tỏa ra khi biết I, R, t

HS: Q= I2.R.t Tóm tắt: R=80Ω I=2,5A t = 1s Q = ? Lời giải:

Nhiệt lượng do dây dẫn tỏa ra là: Q = I2.R.t = 2.52.80.1= 500J.

Bài 3: Một dây dẫn có điện trở 176Ω được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính nhiệt lượng do dây tỏa ra trong thời gian 1800 giây.

Hướng dẫn:

+ HS tóm tắt đầu bài

GV: Công thức nào tính nhiệt lượng vật tỏa ra khi biết U,R,t?

HS: Q = t.

Bài 4: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3A. Tính nhiệt lượng bếp tỏa ra trong 1 giờ?

24

Hướng dẫn:

+ HS tóm tắt đầu bài, đổi đơn vị

GV: Công thức nào tính nhiệt lượng vật tỏa ra khi biết U,I,t?

HS trả lời: Q = U.I.t. Tóm tắt: U = 220V I=3A t = 1h = 3600s Q = ? Lời giải: Nhiệt lượng do bếp tỏa ra là:

Q = U.I.t = 220.3.3600= 2376000J.

Bài 5: Cho dòng điện có cường độ 4A chạy qua một điện trở R thì sau thời gian 30 phút, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở là 108kJ. Xác định giá trị của R

Hướng dẫn:

+ HS tóm tắt đầu bài, đổi đơn vị

GV: Công thức định luật Jun-Len xơ? HS trả lời: Q= I2.R.t

Muốn tính R= ?

Bài 6: Tính hiệu suất của bếp điện nếu sau 20 phút nó đun sôi được 2 kg nước có nhiệt độ ban đầu ở 200C. Biết cường độ dòng điện qua bếp là 3A; hiệu điện thế hai đầu dây điện trở của bếp là U = 220V; biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/ kg.K.

Hướng dẫn:

+ HS tóm tắt đầu bài, đổi đơn vị Tóm tắt: m= 2kg.

t = 20p = 1200s

25

GV: Công thức tính nhiệt lượng cần để đun sôi nước?

Q = m.c. t ( Học sinh quên, giáo viên nhắc lại)

Công thức tính nhiệt lượng do bếp tỏa ra?

Q = U.I.t

Hiệu suất được tính theo công thức nào?

H =

(Cho HS làm các bài tập vận dụng tương tự.)

C. KẾT LUẬN

Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học sinh học yếu. Lý do là vì trong các lớp đồng loạt, dù giáo viên có cố gắng giảng dạy sát ba loại đối tượng đến đâu đi nữa thì việc truyền thụ kiến thức và luyện tập cũng cần phải được tiến hành theo trình độ và nhịp chung của cả lớp do đó việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh yếu chưa được sâu sát..

Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích tạo niềm tin cho các em cầu tiến.

Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt huyết của người giáo viên. Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết mình để giáo dục các em trở thành những con người có ích cho xã hội.

Với nội dung chuyên đề, tôi thiết nghĩ mỗi nhà trường, mỗi giáo viên cần lập kế hoạch cụ thể cho công tác phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu kém phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và trình độ học sinh. Do thời gian chuẩn bị cho việc viết chuyên đề hạn chế nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các đồng chí tham gia đóng góp để chuyên để được hoàn thiện và có tính khả thi cao.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

27

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề PHỤ đạo học SINH yếu kém PHẦN điện học, vật lí 9 (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w