thông tin
a. Công thức
- Tổng số axit amin tự do cần dùng đối với các RB có tiếp xúc với 1 mARN là tổng của các dãy polipeptit mà mỗi RB đó giải mã được
aatd = a1 + a2 +… +ak Với k là số RB
a1, a2…ak = số aa của chuỗi polipeptit của RB1, RB2,…RBk
- Nếu các RB cách đều nhau thì số axit amin trong chuỗi Polipeptit của mỗi RB đó lần lượt hơn nhau là 1 hằng số. Vậy số aa của từng RB hợp thành 1 dãy cấp số cộng
+Số hạng đầu a1 = số axit amin của RB1
+Công sai d = số aa ở Rb sau kém hơn số aa trước đó
+Số hạng của dãy k = số RB có tiếp xúc mARN (đang trượt trên mARN) Khi đó tổng số aa tự do cần dùng là tổng của dãy cấp số cộng được xđ như sau: Sk = [2a1 + (k – 1)d]
b. Bài tập
Bài tập 1: Trên cùng 1 phân tử mARN có 1 số RB trượt qua. Chúng cách đều nhau trên mARN một khoảng cách là 81,6Å. Khi RB đầu tiên giải mã được 230 aa thì RB cuối cùng đã tiếp xúc với mARN và môi trường nội bào đã cung cấp được 1070aa. Xác định số RB trượt qua mARN đó?
Hướng dẫn giải
- Số bộ ba mà RB sau trượt chậm hơn RB trước cũng là số axit amin của chuỗi polipeptit sau ít hơn số axit amin của chuỗi polipeptit trước
d = 81,6/3,4x3 = 8 axit amin
- Gọi k là số RB tham gia giải mã, vậy tổng số axit amin của các chuỗi polipeptit là: [2a1 + (k –
1)d]
Ta có phương trình: [2x230 +(k – 1)(-8)] = 1070 -2k2 + 117k – 535 = 0
Giải PT có k1 = 5, k2 = 53,5 (nghiệm x2 không phù hợp với bài ra) Vậy số RB k = 5
Bài tập 2: Chiều dài 1 phân tử mARN là 5100Å. Trên mARN có 5 RB trượt qua không quay trở lại. Khoảng cách thời gian giữa RB thứ nhất với RB cuối cùng là 7,2 giây. Các RB kế tiếp đều có khoảng cách bằng nhau. RB thứ nhất trượt qua hết phân tử mARN mất 50 giây.
a. Xác định vận tốc trượt của mỗi RB?
b. Xđ khoảng cách giữa RB thứ nhất với RB cuối cùng bằng bao nhiêu Å? c. Xác định khoảng cách giữa 2 RB kế tiếp nhau?
d. Xác định thời gian của cả quá trình tổng hợp Protein?
Hướng dẫn giải
a. Vận tốc trượt: v = L/t = 5100/50 = 102Å/s
b. Khoảng cách giữa RB thứ nhất với RB cuối cùng D = 102 x 7,2 = 734,4Å
c. Khoảng cách giữa 2RB liền kề
Δl = D/(k-1) = 734,4/4 = 183,6Å d. Thời gian của cả quá trình tổng hợp Pr là
t = t + (k-1)Δt = t + (k-1)Δl/v = 50 + (5-1)183,6/102 = 57,2 giây 8. Dạng 8: Ôn tập lại các dạng bài tập về cơ chế dịch mã
Bài tập 1: Mạch đơn thứ nhất của gen có A = 120, T=240, mạch đơn thứ hai là mạch khuôn mẫu, có G=360, X=480. Gen tổng hợp Pr. Tính số rN mỗi loại trên các bộ ba đối mã của các tARN?
Bài tập 2: Một đoạn gen sao mã, tổng hợp được 1 đoạn polipeptit gồm 150 Lizin, 120 Asparagin, 120 Lơxin, 60 Isoloxin. Cho biết bộ ba mã sao trên mARN tương ứng với axit amin như sau: Lizin (UUU), Asparagin (AAU), Lơxin (UUA), Isoloxin (AUA). Tính số Nu mỗi loại trên mạch khuôn mẫu đã tổng hợp ra mARN đó?
Bài tập 3: Một phân tử Pr được tổng hợp đã cần đến 799 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447 rN, 3 loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Tính số rN mỗi loại trên phân tử mARN điều khiển sự tổng hợp phân tử Pr?
Bài tập 4: Trên phân tử mARN có 1 số RB trượt qua, giữ khoảng cách đều nhau và vận tốc không đổi, để tổng hợp Pr. Khoảng cách của RB1 và RB cuối là 1220,6Å. Tính số RB tham gia giải mã?
Bài tập 5 : Một mARN có 1500 rN để cho 20 RB trượt qua tổng hợp Pr. Các RB giữ khoảng cách đều nhau trên mARN. Thời gian để giải mã 1 axit amin là 0,1 giây. Thời gian tiếp xúc của các RB với 1 mARN là 67,1 gây. Xác định khoảng cách giữa 2RB kế tiếp nhau?
Bài tập 6: Chiều dài của 1 phân tử mARN là 2703Å. Quá trình giải mã trên mARN này có 5 RB trượt cách đều nhau 61,2Å. Vận tốc giải mã của các RB đều là 10 axit amin/1 giây.
a. Tính thời gian tổng hợp 1 Pr?
b. Xđ thời gian tính từ lúc RB đầu tiếp xúc đến lúc RB cuối tiếp xúc với mARN? c. Xđ thời gian của cả quá trình giải mã?
d. Nếu mỗi RB đều trượt 1 lượt thì cả quá trình cần được môi trường cung cấp bao nhiêu axit amin? e. Khi RB thứ nhất vừa trượt hết chiều dài mARN, số axit amin chứa trong mỗi chuỗi polipeptit
của RB đầu đến RB cuối lần lượt là bao nhiêu?
f. Tổng số axit amin môi trường cần cung cấp cho quá trình tại thời điểm nói trên là bao nhiêu?
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Sau khi dạy học theo nội dung đã xây dựng trong chuyên đề tôi nhận thấy có những kết quả sau:
- Học sinh tìm hiểu các dạng bài tập riêng rồi ứng dụng giải nhiều bài tập trong từng dạng giúp học sinh nắm vững kiến thức, khả năng ghi nhớ cao.
- Sau các dạng bài tập học sinh được làm các bài tập tổng hợp giúp học sinh hệ thống các kiến thức trong từng dạng để giải quyết.
- Học sinh học tập hứng thú và đạt kết quả cao trong kiểm tra.
---Hết---
22