Downlo ad by :

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học theo dự án trong bài 15 cacbon hóa học 11 (Trang 27 - 31)

C. O2; CO2 và H2O D O2 và H2.

downlo ad by :

skknch at@gm ail.com

5.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến

Sáng kiến có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn dạy học trong nhà trường THPT hiện nay. Việc vận dụng sáng kiến trên sẽ thúc đẩy quá trình nghiên cứu, đi sâu vào đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện nhất về nội dung dạy học, cũng như giúp phát triển năng lực cho học sinh.

Tôi và nhóm giáo viên Hóa học trong nhà trường đã thực nghiệm có hiệu quả sáng kiến trong quá trình dạy học. Giờ học đã gây được hứng thú cho học sinh, giúp phát huy tính tích cực trong học tập, phát triển được nhiều năng lực của người học nên học sinh tích cực, chủ động học tập, lĩnh hội kiến thức hơn trước.

6. Những thông tin cần được bảo mật: Không.

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.

Việc tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp cần được tổ chức một cách linh hoạt, có sự phối kết hợp, thực hiện từ phía nhà trường, giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường và cả học sinh.

7.1. Về phía nhà trường:

- Lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường định hướng, triển khai các nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo một cách toàn diện, sâu sắc nhất tới giáo viên và học sinh trong trường. Tạo điều kiện cho GV nghiên cứu, thực nghiệm các nội dung đổi mới vào thực tiễn thông qua các hoạt động như sinh hoạt chuyên môn..

21

- Hỗ trợ tích cực cho GV và HS về cơ sở vật chất – kĩ thuật như phòng học, máy tính có kết nối mạng Internet, máy chiếu,...; thời gian, cách thức tổ chức hoạt động dạy và học theo chủ đề tích hợp.

7.2. Về phía giáo viên

- Nắm vững các chủ trương, nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo, về dạy học tích hợp theo chủ đề, cũng như các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực cho học sinh như: dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề,...trong chương trình THPT.

- Đầu tư, nghiên cứu, trau dồi chuyên môn, trao đổi phương pháp dạy học với đồng nghiệp cùng nhóm bộ môn và khác bộ môn. Tích cực, chủ động trong các công tác dạy học theo hướng đổi mới.

- Xây dựng giáo án chi tiết về chủ đề tích hợp và tổ chức các hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp. Lựa chọn các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.

7.3. Về phía học sinh:

- Nắm vững nội dung kiến thức, kĩ năng của chương trình học, có sự liên hệ giữa các môn học với nhau và với thực tiễn cuộc sống.

- Có thể áp dụng dạy học dự án theo chủ đề tích hợp cho nhiều đối tượng học sinh trong cùng một lớp học, chỉ cần giáo viên luôn biết cách động viên, hỗ trợ các em kịp thời khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Có thái độ nhiệt tình, tích cực trong học tập, có ý thức đoàn kết, chan hòa với các thành viên trong lớp, trách nhiệm với công việc được giao.

8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:

Khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới tôi nhận thấy có những điểm hay, sự sáng tạo trong hoạt động tiếp thu kiến thức của học sinh

Thứ nhất: học sinh hình thành được mối liên hệ giữa kiến thức đã học với việc hình thành tư duy tiếp thu kiến thức mới. Sự tiếp thu này không mang tính thụ động mà học sinh chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức mới.

Thứ hai: thông qua việc lên kế hoạch cho các hoạt động bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp tự nghiên cứu, tự học hỏi.

22

Thứ ba: tăng cường mối liên hệ giữa các học sinh trong cùng lớp để trao đổi kiến thức điều chỉnh hành vi của bản thân để hình thành các kĩ năng cho bản thân đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển xã hội. Trong tiết học, học sinh phát huy được hết năng lực của bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo...sử dụng ngôn ngữ khi đó học sinh thực sự trở thành trung tâm của hoạt động học.

Thứ tư: khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn giải các vấn đề môi trường mang tính thời sự được tốt hơn, làm tăng sự húng thú học tập của học sinh.

9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.

9.1. Đối với giáo viên

Dạy học theo dự án không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn. Giáo viên sẽ không còn đi theo lối mòn như trong dạy học truyền thống, chuyên môn, phương pháp dạy học sẽ luôn được cập nhật, gắn liền với thực tiễn cuộc sống,... nên sẽ thấy hào hứng, say mê và yêu nghề, tâm huyết với nghề hơn.

9.2. Đối với học sinh

Được sự phân công giảng dạy 5 lớp của khối 11 Trường THPT Nguyễn Thị Giang nên tôi có nhiều điều kiện để áp dụng và thực nghiệm đề tài của mình. Với 5 lớp của khối 11, tôi đã chọn một số lớp để thực nghiệm sáng kiến dạy học theo dự án bài 15 - Cácbon và một số lớp là đối chứng. Tùy đặc điểm từng lớp

và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, trong từng thời gian thực nghiệm, tôi có sự điều chỉnh linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Kết quả nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên.

11A2 (39 học sinh) 11A5 (42 học sinh) 11A6 (42 học sinh) 11A7 (42 học sinh) ( X: có tác động;

* Nhận xét về mặt định lượng: Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm tôi rút ra một số nhận xét sau: Kết quả kiểm tra sau tác động của các lớp có sự khác nhau. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Đối với các lớp thực nghiệm là 11A6, 11A7 có áp dụng phương pháp dạy học dự án

23

chủ đề tích hợp trong dạy học Hóa học 11, thì kết quả kiểm tra khá cao, so sánh theo điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động:

Lớp

11A5 (42 học sinh) 11A6 (42 học sinh) 11A2 (39 học sinh) 11A7 (42 học sinh)

- Tỉ lệ học sinh khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ học sinh trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng, lớp thực nghiệm không có học sinh yếu.

* Nhận xét về mặt định tính: Cùng với những thực nghiệm có tính định lượng, tôi đã tiến hành kháo sát về mặt định tính bằằ̀ng các phiếu thăm dò trao đổi với học sinh và giáo viên sau các tiết thực nghiệm. Thông qua đó tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

- Mức độ tập trung của học sinh ở lớp thực nghiệm luôn ở mức cao.

- Học sinh hứng thú trong học tập thể hiện qua việc học sinh tích cực làm việc, thảo luận, trình bày vấn đề nghiên cứu thông qua các sản phẩm hoạt động nhóm của mình trước lớp học.

- Học sinh được chủ động tìm kiếm tri thức thật nhanh, thể hiện năng lực bản thân trong quá trình lĩnh hội tri thức do mình tìm ra, ghi nhớ nhanh và sâu sắc hơn các nội dung kiến thức. Học sinh vừa học, vừa chơi, vừa nghiên cứu tri thức hàn lâm vừa xác minh qua thực tế nên khơi gợi được sự tò mò, khám phá, ham học hỏi của các em.

- Học sinh thành thạo các kĩ năng về tìm kiếm tài liệu học tập, sử dụng các phương tiện hỗ trợ học tập như máy tính, máy chiếu, mạng Internet,..

- Tăng thêm tình đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập của các bạn học sinh trong lớp với nhau.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.

Sáng kiến đã nhận được sự phản hồi tốt từ các đồng chí giáo viên trong nhóm bộ môn, cũng như trong hội đồng sư phạm nhà trường khi tham dự buổi báo cáo sản phẩm dự án dạy học theo dự án Bài 15 - Cácbon.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học theo dự án trong bài 15 cacbon hóa học 11 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w