IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3. Những đề xuất, kiến nghị
Môn Công nghệ 10 - môn khoa học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh với những hiểu biết về cây trồng, vật nuôi và các đối tượng liên quan đến ngành Nông – lâm – ngư nghiệp – một trong những ngành rất quan trọng trong cơ cấu ngành nghề tại Việt Nam. Vì vậy tôi xin đưa ra một vài đề nghị sau:
- Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp
+ Các đồng nghiệp cũng cần mạnh dạn trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng rút ra những kinh nghiệm quý báu không chỉ với môn Công nghệ mà còn là kinh nghiệm với các môn học khác.
+ Cùng tập hợp, tích lũy các tư liệu có liên quan để việc xây dựng dự án trở nên dễ dàng hơn.
+ Nên thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề về vấn đề chuyên môn để giúp các đồng nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng giúp nhau trưởng thành.
- Với nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường
+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên như tài liệu, sách tham khảo.
+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung đổi mới này trong môn Công nghệ cũng như các môn học khác bằng nhiều hình thức như: kiểm tra định kỳ, hay các cuộc thi…
+ Tăng cường tổ chức hơn nữa các cuộc thi liên quan đến nội dung đổi mới: Nghiên cứu khoa học đối với bộ môn Công nghệ
+ Tổ chức một số dự án mẫu ở một số bài để giáo viên các trường cùng học hỏi.
+ Phổ biến các sáng kiến, đề tài khoa học hay để các giáo viên cùng trao đổi kinh nghiệm và học tập.
Trên đây, tôi đã trình bày sáng kiến "Dự án: Tìm hiểu một số tính chất
của đất trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp”.
Rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn
18|19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. Hà Nội – NXB Đại Học Sư Phạm, tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010)
2. Dạy học theo dự án – từ lí luận đến thực tiễn. Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm TPHCM số (28) – Trịnh Văn Biều, Phạm Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2011)
3. Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên trung học cơ sở môn công nghệ. Luận án tiến sĩ giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội – Nguyễn Diệu Thảo (2009)
4. Nhiệm vụ, thách thức của giáo viên, học sinh Việt Nam trong dạy học theo dự án. Tạp chí khoa học trường ĐH Sư phạm TPHCM số (31) – Phan Đồng Châu Thủy (2011)
5. Hoạt động học tập trong dạy học dự án và những kết quả thu được. Tạp chí khoa học trường ĐH Sư phạm Hà Nội số (6) – Đỗ Hương Trà, Phùng Việt Hải (2008)
19|19
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Hà Nội, ngày 02/02/2019
ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Vũ Thị Nhàn
Nội
PHẦN PHỤ LỤC
I. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HỌC
SAU KHI HỌC BÀI 7,8 CÔNG NGHỆ 10 BẰNG HÌNH THỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Hiểu Trung bình Không hiểu
Bình thường Không hứng thú
Ý kiến khác:
……… ……...………... Theo em, khi học bài 7, 8 theo PP DHDA có những thuận lợi và khó khăn nào? ……… ……...………... Kiến nghị:
……… ………...
(Lưu ý học sinh tích dấu X vào ô mình lựa chọn)
Hình thức kiểm tra đánh giá bằng bài test. Trong bài test có cả trắc
nghiệm và tự luận. Học sinh thực hiện lam 15 câu trăc nghiêm trong khoảng thời gian quy định là 15 phút. Sau đó tôi sẽ thu và chấm theo thang điểm để đánh giá mức độ nhân thưc của học sinh.
Đề bài:
A/ Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau:
Câu 1: Keo đất là gì?
A. Là những phần tử nhỏ có kích thước dưới 1 μm.
B. Là những phần tử lớn có kích thước dưới 1 μm, tan trong nước. C. Là những phần tử nhỏ có kích thước dưới 1 μm, tan trong nước.
D. Là những phần tử nhỏ có kích thước dưới 1 μm,không tan trong nước.
Câu 2: Để xác định độ chua của đất, người ta làm thí nghiệm sau:
Bình 1: Cho nước vào ống đong, đổ đất vào, khuấy đều và dùng máy đo pH. Bình 2: Cho dung dịch KCl 1N vào ống đong, đổ đất vào, khuấy đều và dùng máy đo pH.
Cho biết, bình nào dùng để xác định độ chua hoạt tính? Độ chua tiềm tàng? A. Bình 1 – Hoạt tính, bình 2 – tiềm tàng.
B. Bình 1 – Tiềm tàng, bình 2 – Hoạt tính.
Câu 3: Độ chua tiềm tàng của đất là do ion nào gây nên?
A. H+
Câu 4: Nhờ đâu đất có khả năng hấp phụ?
A. Các chất dinh dưỡng B. Keo đất
Câu 5: Đất có phản ứng chua, cần cải tạo bằng cách nào?
A. Bón phân khoáng B. Bố trí cây trồng hợp lí C. Bón vôi.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng:
1. KĐ có lớp ion khuếch tán mang điện tích (-) là keo dương.
2. KĐ có lớp ion khuếch tán mang điện tích (+) là keo dương.
3. KĐ có lớp ion khuếch tán mang điện tích (-) là keo âm.
4. KĐ có lớp ion khuếch tán mang điện tích (+) là keo âm. A. 1,2
Câu 7: Nguyên nhân nào dưới đây gây chua đất?
1. Quá trình hô hấp của rễ cây và vsv phân hủy các chất hữu cơ sinh ra CO2, các axit hữu cơ => H+
2. Địa hình dốc và quá trình rửa trôi mạnh.
3. Bón một số loại phân hóa học như NH4NO3, NH4CL…
4. Bón Na2CO3, CaCO3….
5. Mưa axit
6. Cây trồng hút dinh dưỡng (N,P,K).
A. 1,2,3,5,6 B. 1,2,4,5,6 C. 2,3,4,5 D. 3,4,5,6
Câu 8: Yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất?
A. Nước, sét, limon. C. Chất dinh dưỡng chất độc hại.
B. Nước, chất dinh dưỡng. D. Nước, chất dinh dưỡng, chất độc hại.
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau:
Khả năng hấp phụ của đất là khả năng………….các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như sét, limon và hạn chế……… do……….., nước tưới.
A. Nhận lại, xói mòn, nước. C. Giữ lại, rửa trôi, nước mưa. B. Cho đi, rửa trôi, nước mưa. D. Giữ lại, xói mòn, nước mưa.
Câu 10. Đất có phản ứng kiềm khi nào?
A. [H+]>[OHˉ] B. [H+]<[OHˉ] C. [H+]=[OHˉ]
B/- Theo em, nghiên cứu phản ứng của dung dịch đất có ý nghĩa như thế nào? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp?
……… ………... ………
Đáp án:
A/ 1D 2A 3D 4B 5C 6D 7A 8D 9C 10B
B/ Mục đích: Dựa vào phản ứng của dung dịch đất để bố trí cây trồng cho phù hợp, bón phân, bón vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp cần?
+ Xác định được loại đất, đặc điểm, tính chất của đất từ đó đưa ra biện pháp cải tạo đất cho hợp lí.
+ Một số biện pháp cải tạo đất như:
- Xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu hợp lý.
- Bón phân hữu cơ, phân xanh, phân vi sinh kết hợp phân khoáng.
- Luân canh, xen canh hoặc gối vụ, bố trí cây trồng phù hợp với đất.
- Cày bừa, xới đất, làm vệ sinh đồng ruộng.
- Bón vôi cải tạo đất.
II. GIÁO ÁN MINH HỌA GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
Tiết 6,7 – Bài 7,8: Một số tính chất của đất trồng – Thực hành: Xác định độ chua của đất
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, HS phải:
1. Về kiến thức
- Nêu và giải thích được một số tính chất cơ bản của đất như:
- Keo đất, các loại keo đất.
- Khả năng hấp phụ của đất, cơ sở của khả năng hấp phụ.
- Các phản ứng của dung dịch đất, đặc điểm của mỗi loại
- Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu của đất, các loại độ phì nhiêu.
- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất
- Trình bày và giải thích được cách xác định pH của dung dịch đất.
- Nêu được một số tiêu chí đánh giá độ phì nhiêu của đất.
- Từ các tính chất cơ bảo của đất trồng, đền xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói chung và đề xuất cụ thể biện pháp cải tạo đất chua, đất kiềm.
2. Về kỹ năng
- Tìm kiếm thông tin trên mạng internet.
- Thu thập và xử lý thông tin.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập.
- Làm việc theo nhóm.
- Viết và trình bày báo cáo trước đám đông.
- Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Vận dụng lý thuyết linh hoạt, đưa lý thuyết được học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng được máy đo pH hoặc thang màu để xác định pH của đất.
- Sử dụng được những thí nghiệm đơn giản làm rõ vấn đề lý thuyết…
3. Về thái độ
- Nâng cao ý thức sử dụng đất canh tác hợp lý, ý thức tuyên truyền cách sử dụng đất canh tác đúng, hợp lý nhằm bảo vệ tài nguyên đất.
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Hứng thú trong quá trình thực hiện dự án.
AI. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản photo kế hoạch dự án cho mỗi nhóm.
- Bản hướng dẫn nghiên cứu cho mỗi nhóm.
- Chuẩn bị phòng máy: máy chiếu, dụng cụ thí nghiệm trực quan…có liên quan đến dự án.
2. Chuẩn bị của HS
- SGK công nghệ 10, hình ảnh, viedo…có liên quan đến dự án.
BI. PHƯƠNG PHÁP
Dạy học theo dự án.
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỹ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Bối cảnh: “ GV đưa ra cho HS quan sát 2 hình ảnh, yêu cầu HS quan sát
và nhận xét hình ảnh. Sau đó, GV đưa HS vào bối cảnh của dự án: Như vậy, chúng ta thấy rất rõ vai trò của đất đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vậy em và nhóm của mình với vai trò là những kỹ sư nông nghiệp, có nhiệm vụ giúp cho các bác nông dân hiểu hơn về đất của họ và giúp họ cải tạo đất để đất trở nên tốt hơn, sử dụng hiệu quả hơn.”
Tiết 6,7 – Bài 7,8: Một số tính chất của đất trồng – Thực hành: Xác định độ chua của đất
Hoạt động của HS
- HS: Ngồi theo vị trí nhóm, Nhận - GV đưa ra bối I. Keo đất và khả nhiệm vụ của nhóm, làm việc cảnh cho HS, phân năng hấp phụ của
- Đại diện nhóm 1 trình bày - HS các nhóm đặt câu hỏi - HS nhóm 1 trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm 2, 3, 4 trình bày - HS các nhóm đặt câu hỏi
- HS trả lời
4. Củng cố
Thực hiện củng cố ngay tại từng phần công việc của các nhóm.
5. Dặn dò
- Các nhóm hoàn thiện nội dung của nhóm sau khi được GV và các bạn góp ý.
- Nộp bài hoàn chỉnh cho GV, lưu bài vào máy tính để làm tư liệu học tập cho các bạn.
- Chia sẻ dự án với các bạn trong khối, các bạn cùng trường, địa phương…
- Ôn lại kiến thức, chuẩn bị bài 9.
6. Chấm điểm, công bố kết quả, phát thưởng
- GV phát phiếu chấm cho các nhóm tự đánh giá, nhận xét công việc của nhóm theo tiêu chí, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu chấm chéo các nhóm với yêu cầu nhóm 1 chấm nhóm 2, 2 – 3, 3 – 4, 4 – 1, đưa ra phiếu chấm của GV, thảo luận với HS, tổng kết và phát thưởng cho các nhóm.
7. Rút kinh nghiệm
III. MẪU PHIẾU PHÂN CÔNG NGHIỆM VỤ CÁC NHÓM
- Nhóm 1: Sử dụng thí nghiệm trực quan để giới thiệu khái niệm keo đất (có thể
quay lại thí nghiệm tự làm, hoặc thiết kế mô hình động trên powerpoint), trình bày bài trên tờ A0 như báo tường.
- Nhóm 2: Trình bày trên powerpoint về cơ sở lý thuyết của phản ứng
dung dịch đất, phản ứng chua và biểu diễn trực quan cách xác định độ chua của đất thông qua thí nghiệm cụ thể.
- Nhóm 3: Cách làm việc tương tự nhóm 2.
- Nhóm 4: + Thiết kế một phiếu điều tra cho HS phát trước và sau khi học
bài 7,8 với nội dung đơn giản về một số những hiểu biết nhất định về đất và cách sử dụng đất tại gia đình, địa phương. Thu thập và sử lý số liệu.
+ Tạo web/diễn đàn trên internet hoặc facebook đưa ra thông tin, giải pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất, có thể test thử ý kiến để khảo sát nhận thức của mọi người về cách sử dụng đất sao cho hiệu quả
IV. MẪU PHIẾU CHẤM DỰ ÁN
Tên nhóm chấm: Nhóm được chấm:
Tiêu chí
1. HS làm việc nhóm hiệu quả: Các thành viên tham gia tích cực, làm tốt nhiệm vụ nhóm giao.
2. Nội dung chính xác, phù hợp 3. Nghiên cứu hoàn thiện và xử lý được vấn đề
4. Trình bày khoa học, sáng tạo 5. Thuyết trình mạch lạc, rõ ràng, logic 6. Sử dụng CNTT phù hợp Tổng điểm HÌNH ẢNH ĐẤT MÀU MỠ ĐẤT BẠC MÀU
Lớp: 10A....
Lời ngỏ: Để hoàn thành dự án được giao của nhóm, nhóm rất mong các bạn bớt chút thời gian tham gia trả lời phiếu điều tra sau
Câu 1: Đất có vai trò gì đối với con người?
A. Cung cấp nơi cư trú, làm nhà cho con người.
B. Cung cấp khu vực để canh tác, trồng trọt, chăn nuôi...
C. Phục vụ mục đích khác nhau cho con người từ xây dựng đến trồng trọt. D. Ý kiến khác:... ...
Câu 2: Bạn đã bao giờ nghe về “ đất chua, đất kiềm” chưa? Nguồn từ đâu?
A. Chưa
B. Có. Từ...
Câu 3: Làm thế nào để nhận biết đất chua? Cải tạo đất chua?
... ...
Câu 4: Theo bạn, đất có độ phì nhiêu là như thế nào?
A. Đất màu mỡ B. Đất có nhiều chất dinh dưỡng C. Đất tốt D. Đất có đủ dinh dưỡng, nước, ôxi
Ý kiến khác:... ...
Câu 5: Ở địa phương hoặc gia đình của bạn thường làm gì để nâng cao chất
lượng của đất? ... ... ... Nhóm cảm ơn bạn rất nhiều! download by : skknchat@gmail.com