Bài tập về nhà : 54b ; 55b; 57b,d ; 58 ( sgk/ 25)
Bài 58 ( sgk/25) Gợi ý:
Để chứng minh chia hết cho 6 với mọi số nguyên n ta cần làm thế nào?
- Phân tích thành nhân tử xuất hiện tích của 3 số nguyên liên tiếp
- Tích 3 số nguyên liên tiếp chia hết cho những số nào?
V.Kết quả đạt được sau khi thực hiện chuyên đề.
Từ thực tế giảng dạy khi áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy học sinh nắm vững kiến thức hơn, hiểu rõ các cách giải toán ở dạng bài tập này. Kinh nghiệm này đã giúp học sinh trung bình, học sinh yếu nắm vững chắc về cách phân tích đa thức thành nhân tử trong chương trình đã học, được học và rèn luyện kĩ năng thực hành theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức
ở những mức độ khác nhau thông qua một chuỗi bài tập. Bên cạnh đó còn giúp cho học sinh khá giỏi có điều kiện tìm hiểu thêm một số phương pháp giải khác, các dạng toán khác nâng cao hơn, nhằm phát huy tài năng toán học, phát huy tính tự học, tìm tòi, sáng tạo của học sinh trong học toán.
Cụ thể kết quả kiểm tra về dạng toán phân tích đa thức thành nhân tử được thống kê qua các giai đoạn ở hai lớp 8 như sau:
1.Chưa áp dụng giải pháp
Thời gian :
Khoảng giữa hkI năm học 2015 – 2016 Chưa áp dụng giải pháp 2. Áp dụng giải pháp Thời gian Tuần học thứ 8 năm học 2016 – 2017 Kết quả đã áp dụng giải pháp --- Nhóm toáá́n trường THCS Yên Phương
---
PHẦN III. KẾT LUẬNI.Bài học kinh nghiệm: I.Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình thực hiện chuyên đề chúng tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh có kỹ năng trình bày lời giải bài toán một cách khoa học, chính xác, trước hết giáo viên cần phải có một trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững các thuật toán, giải được các bài toán khó một cách thành thạo. Cần phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp kích thích được sự tò mò, năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh.
Toán học là bộ môn khó, các vấn đề của toán rất rộng. Chính vì vậy, giáo viên cần phải biết chắt lọc, xây dựng thành một giáo trình ôn tập cơ bản bao gồm tất cả các chuyên đề. Với mỗi chuyên đề cần phải chọn lọc ra những bài toán điển hình, cơ bản nhất để học sinh từ đó phát huy những khả năng của mình, vận dụng một cách sáng tạo vào giải các bài toán khác cùng thể loại.
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh cần thường xuyên bám sát đối tượng học sinh, theo dõi và động viên kịp thời sự cố gắng, nỗ lực của từng học sinh. Đồng thời, kích thích các em phát huy tối đa khả năng của mình trong quá trình ôn luyện học tập. Bên cạnh đó, cần theo dõi kiểm tra, uốn nắn kịp thời những sai sót mà học sinh có thể mắc phải, giúp các em có niềm tin, nghị lực và quyết tâm vượt qua những khó khăn bước đầu khi học tập các chuyên đề bồi dưỡng học sinh mà giáo viên đưa ra.
Hơn nữa trong quá trình bồi dưỡng và phụ đạo học sinh, giáo viên cần đưa hệ thống bài tập từ dễ đến khó. Điều này sẽ làm cho các em có hứng thú học tập và có sự cố gắng vươn lên nhiều hơn nữa. Từ đó học sinh thấy được quá trình học tập và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng... Đối với bộ môn toán là cả một quá trình không thể diễn ra trong ngày một, ngày hai, mà là cả một quá trình lâu dài, thường xuyên liên tục. Tuy nhiên cũng cần tránh cho học sinh áp lực học tập liên tục không giải được các bài toán sẽ gây ra cho các em những sự nản chí, mất niềm tin vào khả năng của mình khiến cho các em mất tự tin, giảm hứng thú trong học tập.
II. Kết luận:
Trải qua thực tế giảng dạy vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trên đây có kết quả hữu hiệu cho việc học tập và giải toán. Rất nhiều học sinh chủ động tìm tòi và định hướng phương pháp làm bài khi chưa có sự gợi ý của giáo viên,
---
Nhóm toáá́n trường THCS Yên Phương Năm học: 2017 - 2018
25
---
mang lại nhiều sáng tạo và kết quả tốt từ việc giải toán rút ra các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
Vì lẽ đó với mỗi giáo viên cần hiểu rõ khả năng tiếp thu bài của các đối tượng học sinh để từ đó đưa ra những bài tập và phương pháp giải toán cho phù hợp giúp học sinh làm được các bài tập, gây hứng thú học tập, say sưa giải toán, yêu thích học toán. Từ đó dần dần nâng cao từ dễ đến khó, có được như vậy thì người thầy giáo cần phải tìm tòi nhiều phương pháp giải toán, có nhiều bài toán hay để hướng dẫn học sinh làm, đưa ra cho học sinh cùng làm, cùng phát hiện ra các cách giải khác nhau cũng như cách giải hay, tính tự giác trong học toán, phương pháp giải toán nhanh, có kỹ năng phát hiện ra các cách giải toán nhanh, có kỹ năng phát hiện ra các cách giải...
Trong quá trình thực hiện chuyên đề chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong có sự đóng góp, bổ sung của các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lí giáo dục để chuyên đề của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
DUYỆT CỦA BGH Yên Phương, ngàà̀y 09 tháá́ng 10 năm2017
Người viết chuyên đề
Trần Thị Liên
---
Nhóm toáá́n trường THCS Yên Phương Năm học: 2017 - 2018
26
---
Tài liệu tham khảo
STT
1 Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập toán 8 2 Ôn luyện theo chuẩn kiến thức kĩ năng toán 8 3 Các dạng toán và phương pháp giải toán 8 4 Bài tập thực hành toán 8
5 Toán cơ bản và nâng cao toán 8
6 Hoc va thưc hanh theo chuân kiên thưc, ki năng toán 8
---
Nhóm toáá́n trường THCS Yên Phương Năm học: 2017 - 2018
27