Mục tiêu cần đạt:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học tác phẩm rừng xà nu của nguyễn trung thành theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 26 - 29)

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thứứ́c: Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng nhân vật chính; trên cơ sở đó, nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ, lớn lao của truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay. Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho tác phẩm một không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt kĩ càng .

- Kĩ năng: Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương tự sự .

- Tư tưởng, thái độ: Yêu thích môn học; tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc cứứ́u nước của thế hệ cha anh đi trước, rèn giũa ý thứứ́c, lòng yêu nước và tinh thần, trách nhiệm đối với đất nước trong thời đại ngày nay.

2. Các năng lực hình thành cho học sinh: Năng lực khái quát kiến thứứ́c; Năng lực

đọc- hiểu văn bản; năng lực phân tích văn bản; năng lực thu thập và xử lí thông tin; năng lực cảm thụ văn học.

3. Chuẩn bị của học sinh:

19

- Đọc và tóm tắt văn bản

- Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài SGK

4. Hướng dẫn tổ chức hoạt động của học sinh:A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

- Mục tiêu ý tưởng của hoạt động: Tạo tâm thế hứứ́ng thú cho học sinh, giúp học sinh củng cố kiến thứứ́c đã học ở tiết học trước đồồ̀ng thời chuẩn bị tâm thế bước vào tiết học mới.

- Nội dung hoạt động: GV chia lớp thành bốn nhóm, sử dụng máy chiếu trình chiếu câu hỏi:

+ Nhóm 1: Tìm và nhận xét những câu văn miêu tả cảnh đau thương của rừng xà nu

dưới tầm đại bác?

+ Nhóm 2: Tìm và nhận xét những câu văn miêu tả cây xà nu có sức sống dẻo dai,

mãnh liệt?

+ Nhóm 3: Tìm và nhận xét những câu văn miêu tả hình ảnh cây xà nu biết tự bảo vệ

mình và bảo vệ dân làng?

+ Nhóm 4: Tìm và nhận xét những câu văn, hình ảnh trùng điệp ở đầu và cuối tác

phẩm?

- Đáp án:

+ Câu 1: "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", ngày nào cũng bị bắn hai lần, "Hầu

hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn"; "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương"; "vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết"; “bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”.

+ Câu 2: “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy"; "Cạnh một cây xà

nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên"; "…cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời".

+ Câu 3: "Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng". + Câu 4: “ đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì

khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”  gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt không chỉ của con người Tây Nguyên mà còn cả Miền Nam

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

Hoạt động : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của các hình tượng nhân vật:

(1) Ý tưởng thiết kế hoạt động: Rèn cho học sinh năng lực giao tiếp, hợp tác, sử

dụng ngôn ngữ; khái quát kiến thứứ́c. Giúp học sinh nắm bắt kiến thứứ́c về vẻ đẹp, tính sử thi của đất và người Tây Nguyên trong cuộc chống Mỹ oanh liệt.

(2) Phương pháp/ kỹ thuật: mảnh ghép

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp

20

(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, bảng phụ, SGK...

(5) Nội dung hoạt động: Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát tác phẩm và thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Phẩm chất anh hùng của Tnú được thể hiện qua những chi tiết nào? Số phận đau thương của Tnú được thể hiện qua những chi tiết ra sao? Nhận xét?

+ Nhóm 2: Hình ảnh đôi bàn tay Tnú nói lên điều gì? Câu chuyện nổi dậy của dân làng Xô Man phản ánh điều gì?

+ Nhóm 3: Các nhân vật: cụ Mết; Mai; Dít; bé Heng có đóng góp gì trong việc khắc họa tính cách nhân vật Tnú và làm nổi bật tư tưởng chủ, đề của tác phẩm?

+ Nhóm 4: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV: trình chiếu câu hỏi trên Slide - HS: làm việc nhóm

Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:

- HS: trình bày, bổ sung, góp ý

- GV: Lắng nghe, nhận xét, chốt kiến thứứ́c

C. LUYỆN TẬP:

- Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân: Cảm nhận về hình ảnh đôi bàn

tay Tnú?

- Hoạt động 2: Sau khi gọi HS bất kì trình bày, GV nhận xét và chốt lại kiến thứứ́c D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

(1)Ý tưởng hoạt động: Giúp hs mở rộng kĩ năng, kiến thứứ́c (2)Nội dung hoạt động:

- Câu hỏi 1: Từ tính cách, phẩm chất của Tnú em suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay?

- Câu hỏi 2: Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man. Từ cảm nhận về hình tượng này hãy bình luận về ý kiến trên.

- Yêu cầu:

+ Câu 1 trả lời ngắn gọn, đủ ý, bằng đoạn văn ngắn

+ Câu 2: Viết bài văn trong thời gian 90 phút (về nhà); hôm sau nộp lại (3)Hình thứứ́c tổ chứứ́c hoạt động: câu 1 trong lớp; câu 2 về nhà

(4)Phương pháp/kĩ thuật: HS trình bày trên giấy

21

E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG:

(Khuyến khích học sinh thực hiện ở nhà và không bắt buộc)

- Sưu tầm và đọc tác phẩm “Đất nước đứng lên” của tác giả Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) và cảm nhận về vẻ đẹp của con người Tây Nguyên qua hình tượng nhân vật anh hùng Núp.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy học tác phẩm rừng xà nu của nguyễn trung thành theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w