Câu 32: Một quần thể thực vật, xét gen A nằm trên nhiễm sắc thể số 1 có 3 alen, gen B nằm trên nhiễm
sắc thể số 2 có 6 alen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quần thể có tối đa 126 kiểu gen.
II. Quần thể có tối đa 108 kiểu gen dị hợp về cả hai gen. III. Quần thể có tối đa 63 kiểu gen dị hợp về một gen. IV. Quần thể có tối đa 90 kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 33: Khi nói về ứng dụng di truyền vào chọn giống, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo giống dâu tằm tam bội bằng cách gây tứ bội hóa, sau đó cho cây tứ bội lai với cây lưỡng bội để thu được cây tam bội.
II. Nhân bản vô tính ở động vật chỉ cho phép nhân nhanh các giống quý hiếm mà không tạo ra được giống mới.
III. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không có ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có ưu thế lai.
IV. Tiến hành nuôi hạt phấn, sau đó gây lưỡng bội hóa sẽ thu được dòng thuần chủng.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 34: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn các alen trội nhưng không thể loại bỏ alen lặn.
II. Ngay cả khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
III. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
IV. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và luôn dẫn tới làm cho quần thể bị diệt vong.
Câu 35: Alen A có chiều dài 510 nm và có 3600 liên kết hidro. Alen A bị đột biến thành alen a. Cặp alen
Aa nhân đôi 2 lần đã cần môi trường cung cấp 3597 X và 5403 T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Alen A có 900 nuclêôtit loại T.
II. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit đã làm cho alen A trở thành alen a. III. Alen a có 600 nuclêôtit loại X.
IV. Alen A có chiều dài bằng chiều dài của alen a.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 36: đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen di truyền phân li độc lập với nhau. Cho 2 cây thân cao, hoa trắng (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F1 có thể có những tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?
I. 100% cây thân cao, hoa trắng.
II. 7 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. III. 2 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. IV. 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng.
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 37: Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định:
Cho biết không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Bệnh do alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
II. Có nhiều nhất 7 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
III. Những người không bị bệnh ở thế hệ I và III đều có kiểu gen giống nhau. IV. Có thể xác định được chính xác tối đa kiểu gen của 11 người trong phả hệ.
V. Xác suất sinh con thứ hai không bị bệnh này của cặp vợ chồng ở thế hệ III là 1 2
Câu 38: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
sai?
I. Ở trên một phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc đặc hiệu với một loại ribôxôm.
II. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hoá trên mARN.
III. Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc.
IV. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc giống nhau.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 39: Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu
được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình gồm: Ở giới cái có 100% cá thể mắt đỏ, đuôi ngắn; Ở giới đực có 45% cá thể mắt đỏ, đuôi ngắn; 45% cá thể mắt trắng, đuôi dài; 5% cá thể mắt trắng, đuôi ngắn; 5% cá thể mắt đỏ, đuôi dài. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đời F2 có 8 loại kiểu gen.
II. Đã xảy ra hoán vị gen ở giới cái với tần số 10%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 20%.
IV. Nếu cho cá thể cái F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có các cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm 2,5%.
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 40: Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây
thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 16%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
II. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 20%.
III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1 3 .
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 2 7 .
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
1-A 2-C 3-C 4-A 5-A 6-B 7-A 8-A 9-A 10-C 11-C 12-C 13-B 14-B 15-B 16-B 17-C 18-B 19-D 20-C 21-D 22-C 23-D 24-A 25-A 26-B 27-B 28-A 29-D 30-A 31-C 32-B 33-D 34-C 35-B 36-D 37-A 38-A 39-A 40-A
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (Nhận biết): Phát biểu nào sau đây không đúng về mã di truyền?
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và chồng gối lên nhau.
B. Các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ.