Về nghệ thuật: sự kết hợp giữa cảm hứng bi tráng và tinh thần lãng mạn; sự tương phản giữa hình ảnh những nấm mồ nhỏ và không gian mênh mông, vắng vẻ của chốn biên

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề ôn thi THPT quốc gia tuyên ngôn độc lập của hồ chí minh (Trang 32 - 35)

phản giữa hình ảnh những nấm mồ nhỏ và không gian mênh mông, vắng vẻ của chốn biên cương; hệ thống từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, thiêng liêng; lối nóó́i giảm, nóó́i tránh,…

4. Về sự tương đồng và khác biệt4.1. Tương đồng 4.1. Tương đồng

- Hai đoạn trích đều thể hiện ý chí, quyết tâm của mọi người vì nền độc lập, tự do, vì nghĩa lớn của dân tộc bằng cảm hứng yêu nước của tác giả.

4.2. Khác biệt

- Đoạn trích trong Tuyên ngôn Độc lập thể hiện quyết tâm giữ vững độc lập của toàn thể dân tộc khi nước ta vừa mới giành được tự do, bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ của thể văn chính luận.

- Đoạn thơ trong Tây Tiến thể hiện ý chí và lý tưởng của tuổi trẻ sẵn sàng cống hiến cho nghĩa lớn của dân tộc trong những năm đất nước ta đang cóó́ chiến tranh, bằng cảm hứng lãng mạn và bi tráng của thơ trữ tình.

5. Kết bài: Đánh giá chung

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về ba tác phẩm Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt,

Bình Ngô đại Cáo của Nguyễễ̃n Trãi và Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Gợi ý trả lời

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Vần đề cần nghị luận

2. Thân bài

2.1. Cảm nhận về tác phẩm Nam quốc sơn hà

- Về nội dung: Bài thơ nóó́i về núi sông nước Nam, đất nước Việt Nam là nơi Nam đế cư (vua Nam ở). Không những thế, núi sông nước Nam đã được định phận, đã được ghi rõ ở “sách Trời”, đã được “sách Trời” chia xứ sở, nghĩa là cóó́ lãnh thổ riêng, biên giới, bờ cõi riêng. Hai chữ “sách Trời”(thiên thư) trong câu thơ thứ hai gợi ra màu sắc thiêng liêng với bao niềm tin mãnh liệt.Từ nhận thức và niềm tin ấy về sông núi nước Nam, tác giả đã lên án hành động xâm lược đầy tội ác, tham vọng bành trướng phi nghĩa của giặc Tống. Hành động xâm lược của chúng đã làm trái ý trời, đã xúc phạm đến dân tộc ta. Câu hỏi kết tội lũ giặc dã vang lên đanh thép, đầy phẫn nộ. Với nội dung ấy, bài thơ Nam quốc sơn hà mang ý nghĩa lịch sử như một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

- Về nghệ thuật: Thể thơ ngắn gọn, súc tích. Cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận. Lựa chọn ngôn ngữ hùng hồn, giọng thơ đanh thép, dõng dạc…

2.2. Cảm nhận về tác phẩm Bình Ngô đại Cáo

- Về nội dung: Bài cáo không chỉ khẳng định chủ quyền dân tộc trên nhiều phương diện như tên nước, nền văn hiến, bờ cõi, phong tục, triều đại, anh hùng, hào kiệt – các phương diện sánh ngang với Trung Quốc mà còn khái quát được quá trình kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Qua đóó́ tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

- Về nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ cân đối. Câu văn, giọng văn linh hoạt. Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khía quát.

2.3. Cảm nhận về tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập

- Về nội dung: tham khảo mục 6 phần I Kiến thức cơ bản - Về nghệ thuật: tham khảo mục 7 phần I Kiến thức cơ bản

2.4. Về sự tương đồng và khác biệt

2.4.1. Tương đồng

- Đây là ba áng văn chương lớn của văn học dân tộc, ra đời vào những thời điểm lịch sử quan trọng, cóó́ ý nghĩa đánh dấu những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc.

+ Khẳng định chủ quyền của quốc gia dân tộc + Thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc

- Mỗi áng văn được viết theo một thể loại khác nhau, nhưng cả ba đều cóó́ bố cục mang tính chính luận rõ nét. Nhìn chung, mạch lập luận của ba tác phẩm đều là:

+ Mở đầu: khẳng định chân lí về chủ quyền dân tộc + Tiếp theo: vạch tội kẻ thù

+ Cuối cùng: bày tỏ quyết tâm bảo về nền độc lập dân tộc, tin tưởng vào sự bền vững của nền độc lập ấy

2.4.2. Khác biệt

Trong cái chung của tư tưởng và tình cảm, mỗi tác phẩm lại cóó́ nét riêng trong cách thể hiện:

- Nam quốc sơn hà là bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán, ngắn gọn, súc tích và hùng hồn,

được xem là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên. Bài thơ bắt đầu từ việc khẳng định “Nam đế” trong mối tương quan với “Bắc đế” và viện đến “thiên thư”...

- Bình Ngô đại Cáo là một bài cáo, thực chất là bài văn chính luận viết theo lối văn

xuôi biền ngẫu bằng chữ Hán, được xem là áng “thiên cố hùng văn” tuyên bố nền độc lập sau chiến thắng quân Minh.

Bài văn bắt đầu bằng việc viện dẫn tư tưởng “nhân nghĩa” của Nho giáo để tạo cơ sở khẳng định chân lí...

- “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh là một bài văn chính luận súc tích, đanh thép. Bài văn bắt đầu bằng việc viện dẫn tư tưởng về quyền con người trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ, từ đóó́ suy luận về quyền dân tộc.

2.4.3. Lí giải sự giống nhau và khác nhau

- Giống: là bởi vì cả ba tác giả đều là những danh nhân lớn của Việt Nam, tiếp thu tinh hoa dân tộc từ bao đời, cóó́ lòng yêu nước, yêu nhân dân.

- Sự khác nhau xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

+ Là bởi vì hoàn cảnh sống giữa ba tác giả khác nhau, vốn sống, vốn hiểu biết và tài năng nghệ thuật cũng khác nhau.

+ Sự phát triển ý thức về quốc gia dân tộc trong sự phát triển của lịch sử + Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của từng tác phẩm

+ Sở trường và cảm hứng của mỗi tác giả.

2.5. Đánh giá: Cả ba tác phẩm đều khẳng định chủ quyền đất nước, là kim chỉ nam

cho nhân dân ta dựng và giữ nước. 3. Kết bài

BI. ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA

1. Đề kiểm tra 15 phút

Đọc và trả lời những câu hỏi sau:

“Một dân dân tộc đã gan góó́c chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góó́c đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đóó́ phải được tự do! Dân tộc đóó́ phải được độc lập

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam cóó́ quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

(Trích Tuyên ngôn Độc lập- Hồ Chí Minh) 1. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (1,0đ)

2. Xác định các biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đóó́? (3,0đ) 3. Cóó́ ý kiến cho rằng: Khi cầm bút Hồ Chí Minh chú trọng đến đối tượng tiếp nhận, mục đích sáng tác để cóó́ nội dung và hình thức phù hợp.

Từ ngữ liệu đã cho, anh/chị viết một đoạn văn ngắn (6 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. (6,0đ)

Gợi ý trả lời

1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận

2: - Biện pháp tu từ:

+ Điệp từ : độc lập, một dân tộc, gan góc, tự do + Điệp cấu trúc: Một dân tộc…; Dân tộc đó ...

- Tác dụng: Tuyên bố và khẳng định đanh thép quyền được hưởng độc lập tự do

của dân tộc Việt Nam. Quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do của dân tộc.

3: Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách vận dụng hiểu biết để viết đọan văn nghị

luận. Kĩ năng dùng từ, đặt câu rõ ràng, trong sáng…

Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cóó́ thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng

cần đảm bảo các ý sau:

- Khẳng định ý kiến trên là đúng.

- Đối tượng hướng đến: Đồng bào trong nước, nhân dân thế giới và các thế lực ngoại bang

- Mục đích: Khẳng định trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thể hiện ý chí quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc; Đập tan âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch.

- Hình thức: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén cóó́ sức thuyết phục cao.

2. Đề kiểm tra 90 phút

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề ôn thi THPT quốc gia tuyên ngôn độc lập của hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w