QÚA TRÌNH ÁP DỤNG CỦA BẢN THÂN.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề PHƯƠNG PHÁP ôn tập TỔNG hợp TRONG CÔNG tác bồi DƯỠNG học SINH GIỎI ở TRƯỜNG THCS (Trang 28 - 29)

- Giống nhau: đều là chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới (Mĩ),

QÚA TRÌNH ÁP DỤNG CỦA BẢN THÂN.

Hiện nay theo chủ trương của Bộ giáo dục - Đào tạo thì chủ trương đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài là một trong những vấn đề quan trọng đối với các cơ sở giáo dục và được thông qua các ở tất cả các môn học ở trường THCS và trong các kỳ thi HSG các cấp và là cơ sở để đánh giá trường học.

Do đó Phương pháp dạy học là một khoa học đồng thời cũng là một nghệ thuật Không có phương pháp nào là vạn năng có thể thay thế các phương pháp khác .Vì vậy phải biết kết hợp đồng thời các phương pháp với nhau.

Bộ môn lịch sử ở trường THCS được giảng dạy với tư cách là môn khoa học mà đặc trưng cơ bản của nó là học sinh không trực tiếp quan sát. Sự kiện lịch sử là cơ sở của nhận thức lịch sử. Muốn học sinh nắm được những kiến thức phổ thông cơ bản của khoa học lịch sử thì trớc hết phải cung cấp cho các em một hệ thống những sự kiện lịch sử cơ bản. Không khí lịch sử của giờ học phải được tạo ra bởi chính sự sống động của các sự kiện lịch sử . Sự kiện đó phải được học sinh thể hiện lại một cách sinh động, cụ thể, có hình ảnh. Chính vì vậy các biện pháp sư phạm được áp dụng trong giờ lịch sử trước hết phải khôi phục lại được bức tranh quá khứ , từ đó định hưng từng bước giúp các em từ sự kiện lịch sử mà khám phá bản chất sự kiện, hiện tượng hay quá trình lịch sử. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, giáo dục tư tưởng tình cảm, bồi dưỡng truyền thống dân tộc.

Cấu trúc của giờ học phải linh hoạt , mềm dẻo gây đươc hứng thú bất ngờ và hấp dẫn cho học sinh.Không nhất thiết cứ phải tiến hành giờ học theo trình tự các bước .Ôn tập trên cơ sở hệ thống kiến thức theo một trình tự lôgic, tăng cường thực hành tại chỗ.Sử dụng đa dạng phương pháp trong một buổi ôn tập tạo nên sự thoải mái trong học tập của học sinh.

Bài tập thực hành cần kết hợp nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi trắc nghiệm đến bài tập nhận thức, thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Nếu vận dụng tốt cấu trúc của giờ học sẽ tránh được sự nhàm chán, công thức mà học sinh đã biết trước khi vào giờ học.

Phải xuất phát từ đối tượng cụ thể ở từng lớp học trong toàn khối lớp 9 để xem xét khả năng tự nhận thức của học sinh mà tìm biện pháp phát triển ở các em mặt nào

22

đó của tư duy lịch sử.Tư duy bao giờ cũng xuất phát từ cái cụ thể.Tư duy lịch sử bao giờ cũng nhiều nội dung, nhiều cấp độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đó là tư duy tái tạo, trí tưởng tượng, khả năng phân tích, so sánh, tư duy tổng hợp, tư duy lô gíc.Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng các biện pháp dạy học, người giáo viên cần phải phân loại được các sự kiện, hiện tượng lịch sử, xem kiến thức đó phát triển tư duy nào cho học sinh.

Do vậy sau khi soạn thảo song đề cương và viết nội dung chi tiết của chuyên đề.Tôi đã triển khai áp dụng thực nghiệm đề tài với học sinh khối 9 trường THCS Yên Dương ở một số năm học trước.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) CHUYÊN đề PHƯƠNG PHÁP ôn tập TỔNG hợp TRONG CÔNG tác bồi DƯỠNG học SINH GIỎI ở TRƯỜNG THCS (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w