Phân tích độ khó

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) bước đầu áp dụng quy trình kiểm tra đánh giá trong thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn sinh học 10 (Trang 38 - 39)

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

2. 4.1 Đối tượng khảo sát

2.4.5. Phân tích độ khó

Bài tiểu luận tính toán độ khó theo 2 cách là tính độ khó tổng thể và độ khó mẫu (độ khó phân nhóm cực đoan)

- Bảng tổng hợp độ khó của các câu: Câu 1 Độ khó P 0,79 Câu 11 Độ khó P 0,83 Câu 21 Độ khó P 0,67 - Nhận xét chung:

Tất cả các giá trị độ khó P của 30 câu đều > 0 => không có khả năng nhầm đáp án, trong quá trình soạn thảo đề cũng đã kiểm tra rất kĩ đáp án của từng câu.

+ Có 19/30 câu có độ khó trong khoảng 0,25≤P≤0,75

+ Có 11/30 câu có độ khó chưa đạt yêu cầu theo lý thuyết, cụ thể: là P>0,75, có thể có các nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là:

➢ Thứ nhất, trong số 11 câu chưa đạt yêu cầu, chủ yếu là các câu hỏi ở mức độ nhận biết kiến thức cơ bản nên phần lớn học sinh (cả nhóm cao và nhóm thấp) đều có thể trả lời đúng nếu ôn bài nghiêm túc.

➢ Thứ hai, khâu biên soạn câu hỏi: một nguyên nhân thực tế chi phối độ khó của câu hỏi là kết quả học tập cuối kỳ của học sinh. Do đây là bài kiểm tra cuối kỳ quyết định khá nhiều đến kết quả học tập bộ môn của học sinh nên trong biên soạn các câu hỏi nhận biết, người biên soạn thường để ở mức độ kiến thức cơ bản nhất theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Do đó số câu hỏi có độ khó cao khá nhiều.

➢ Thứ ba, không tránh được sự trao đổi nhỏ giữa học sinh vì bài kiểm tra học kỳ được thực hiện trên lớp, cả lớp ngồi chung một phòng.

- Chất lượng phương án sai: có 10/30 câu hỏi có phương án mà không thí sinh nào chọn. Trong đó, đa số câu hỏi ở- 31 -mức độ nhận biết, kiến thức đơn giản

Nguyễn Thu Hiền THPT Trần Hưng Đạo

như đã trình bày ở trên nên học sinh dễ dàng chọn được đáp án do đó sẽ có những phương án không có thí sinh chọn. Tuy nhiên để câu hỏi có chất lượng hơn, cần điều chỉnh các phương án sai tốt hơn. Về cơ bản qua kiểm tra, các phương án nhiễu là trong phần lớn số câu là tương đương.

- Khả năng nhầm đáp án: Theo thống kê trong bảng tính excel, có 1 câu hỏi có vấn đề, do số thí sinh chọn đáp án ít hơn số thí sinh chọn các phương án sai:

+ Câu 4: đáp án đưa ra là A có 22 thí sinh chọn, trong đó phương án sai D có 23 thí sinh chọn. Qua kiểm tra đề, xác định đáp án chính xác là A và số thí sinh trả lời đúng chủ yếu ở nhóm điểm cao. Nội dung câu hỏi yêu cầu dự đoán thành phần hóa học cấu tạo phân tử prôtêin qua tên đơn phân là axit amin (hay amino axit). 2 phương án A và C chỉ khác nhau 1 nguyên tố là P. Trong SGK cơ bản, không chỉ rõ

thành phần hóa học của prôtêin. Do vậy câu hỏi này yêu cầu dự đoán. Qua tên đơn phân cho thấy, trong đơn phân đặc trưng 2 nhóm là –NH2 và –COOH nên dự đoán các nguyên tố chính là C,H,O,N hay đáp án là A.

Tuy nhiên qua phân tích ở trên, người biên soạn câu hỏi đề xuất thay câu hỏi này bằng câu hỏi khác về prôtêin cùng mức độ nhận thức vì câu hỏi đã ra mang tính chất dự đoán và yêu cầu học sinh có kiến thức hóa học.

- Về độ khó của toàn bài trắc nghiệm

+Cách xác định độ khó của toàn bài trắc nghiệm: đối chiếu điểm trung bình của đề trắc nghiệm với điểm trung bình lý tưởng của nó. Điểm trung bình lý tưởng của đề là điểm số nằm giữa điểm tối đa mà người làm đúng toàn bộ nhận được và điểm mà người không biết gì có thể đạt được do chọn hú họa [3].

+ Tính điểm trung bình lý tường của đề Điểm thô tối đa là 30

Điểm có thể đạt được do chọn hú họa là 0,333 x 30 = 10

Điểm trung bình lý tưởng là (30+10)/2 = 20 (trên thang điểm 30)

+ Điểm trung bình của bài là 6,36 trên thang điểm 10 tương ứng với điểm thô là

19,1 điểm (trên thang điểm 30).

+ Như vậy điểm trung bình lý tưởng của đề khá gần với điểm trung bình nhận được qua khảo sát. Do đó có thể kết luận đề trắc nghiệm có độ khó toàn đề vừa sức với đối tượng khảo sát.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) bước đầu áp dụng quy trình kiểm tra đánh giá trong thiết kế đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn sinh học 10 (Trang 38 - 39)