VD: Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam là tình yêu Tổ quốc. Đặc biệt tình cảm đó đã được nhiều nhà thơ thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong bài thơ "Tình sông núi", nhà thơ Trần Mai Ninh viết:
"Có mối tình nào hơn thế nữa
Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền Có mối tình nào hơn thế nữa
Trộn hoà lao động với giang sơn Có mối tình nào hơn
Tổ quốc?"
Dựa vào ý thơ trên và các văn bản biểu cảm hiện đại đã được học ở Ngữ văn lớp 9, em hãy viết một bài văn với nhan đề: "Tình yêu Tổ quốc".
Dàn ý a) Mở bài:
- Vào bài tự nhiên, hấp dẫn, hướng người đọc vào vấn đề mà đề bài yêu cầu.
- Trích dẫn được đoạn thơ của nhà thơ Trần Mai Ninh. Nêu được vấn đề mà đề bài yêu cầu: Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu và trong lao động, được thể hiện trong các bài thơ hiện đại ở chương trình Ngữ văn lớp 9.
b) Thân bài:
* Thế nào là tình yêu Tổ quốc?
- Tình yêu Tổ quốc không hề trừu tượng mà rất cụ thể. Từ tình yêu quê hương mà trở thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu Tổ quốc là những gì cụ thể, thân thiết từng gắn bó với đời ta, để ta yêu, ta nhớ. Trong kháng chiến, tình yêu nước là ý chí chống xâm lăng, lòng căm thù giặc, tinh thần hi sinh chiến đấu để bảo vệ đọc lập tự do, là niềm tự hào dân tộc… Trong hòa bình, tình yêu nước được thể hiện cụ thể ở tinh thần lao động, sáng tạo để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Tình yêu Tổ quốc là tình cảm cao quý nhất của con người Việt Nam, được phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử, nó làm nên sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam. Nếu lịch sử dân tộc, nền Văn học dân tộc là một đại trường giang như Hồng Hà, Cửu Long,… thì tình yêu Tổ quốc của nhân dân ta tựa như những lớp sóng “dưới lòng sâu, trên mặt nước” vỗ suốt đêm ngày qua trường kì lịch sử, từ mẹ Âu Cơ đến ngày nay và mãi mãi mai sau.
- Biểu hiện tình yêu Tổ quốc trong đoạn thơ của nhà thơ Trần Mai Ninh: Tình yêu Tổ quốc thể hiện cụ thể trong chiến đấu, trong lao động và trong cả hòa bình.
* Những biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc trong các tác phẩm thơ hiện đại trong Ngữ văn 9:
28
- Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu (trong "Đồng chí" - Chính Hữu, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" - Phạm Tiến Duật, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm…)
- Tình yêu Tổ quốc không chỉ trong chiến đấu mà trong lao động, con người Việt Nam cũng đã thể hiện được tình yêu thiết tha đối với gia đình, quê hương, đất nước thân yêu.
Đó là thứ tình yêu được thể hiện bằng những công việc, những tình cảm tuy lặng thầm nhưng không kém phần sâu sắc (trong “Con cò” của Chế Lan Viên, "Bếp lửa" - Bằng Việt, “Nói với con” – Y Phương, "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" - Nguyễn Khoa Điềm; "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận, "ánh trăng"- Nguyễn Duy, “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải…)
- Tình yêu Tổ quốc là tình yêu mến lãnh tụ, thành kính với lãnh tụ. Điều này thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta (trong “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương…)
- Tình yêu Tổ quốc cũng là tình yêu thiên nhiên quê hương tươi đẹp (trong “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận, “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải, “Sang thu” – Hữu Thỉnh…)
c) Kết luận: Tình yêu Tổ quốc được thể hiện thật sâu sắc, nồng nàn, tự hào, bất khuất. Vì thế, tình yêu Tổ quốc là một trong những nội dung lớn của văn học Việt Nam. Tình yêu Tổ quốc là suối nguồn, là hành trang để tuổi trẻ Việt Nam nối tiếp truyền thống ông cha, quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phồn vinh, giàu mạnh. Thật tự hào về tình yêu Tổ quốc Việt Nam nên nhà thơ Lê Anh Xuân cũng khái quát:
“Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam.”