Sau khi nghiên cứu tác động của game online đến học sinh đặc biệt là tác động rất tiêu cực đến học sinh nghiện game online. Là một giáo viên tôi nhận thấy cần phải quan tâm đến những em nghiện game online này nên tôi tiến hành chọn 45 em học sinh nam nghiện game online của trường THPT Phan Đình Phùng làm đối tượng nghiên cứu với những giải pháp riêng.
a. Các giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực cho học sinh nghiện
game online.
* Về bản thân những em nghiện game online.
Xây dựng cho các em về một lịch biểu về thời gian học tập, giải trí. Cho các em tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa và cho các em vào nhóm văn nghệ thể dục thể thao của trường và của từng lớp.
Xóa bỏ những thành quả đạt được trong thời gian chơi game online để bắt đầu lại kết quả học tập từ đầu.
Thường xuyên trao đổi thẳng thắn với các em về những khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập nhằm động viên, khuyên nhủ kịp thời các em.
Định hướng các em về nhà làm những việc nhà phụ giúp cho cha mẹ và tự chăm sóc cho bản thân mình tránh thời gian rảnh rỗi rồi lao vào chơi game online.
Kết hợp với những em học sinh không nghiện game online để tạo mối quan hệ thân thiết nhằm động viên, chia sẽ, giúp đỡ bạn để các bạn hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Chọn một vài em học sinh khá giỏi trong lớp kèm những em này để giúp các em học tập tiến bộ hơn.
* Kết hợp với phụ huynh học sinh.
Tôi tiến hành trao đổi với phụ huynh, có thể qua điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp với những phụ huynh có học sinh nghiện game online về thời gian biểu của các em ở nhà, nhắc nhở phụ huynh có quy định cụ thể giờ học, giờ chơi rõ
24
ràng vì những em nghiện game không thể bắt các em bỏ ngay được mà phải cắt giảm thời gian chơi một cách hợp lí.
Động viên phụ huynh cho các em đi học các môn thể thao lành mạnh, bổ ích như bóng đá, bóng rổ, bơi…
Phụ huynh cũng nhẹ nhàng khuyên bảo các em, không đe nẹt, quát mắng, tạo không khí đầm ấm, vui vẽ trong gia đình, giúp các em nhận thức rõ ràng rằng cha mẹ đang yêu thương và quan tâm đến mình.
* Kết hợp với nhà trường.
Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm của các lớp, là người trực tiếp động viên nhắc nhỡ các em, khuyến khích các em học và cỗ vũ các em trong các hoạt động vui chơi cũng như học tập trong lớp. Có sự quan tâm đặc biệt đối với các em nghiện game, giúp các em hòa đồng với lớp.
Phối hợp với đoàn trường, nhà trường để tăng cường công tác quản lí ban thi đua, đội cờ đỏ, giám thị, ghi tên những em học sinh bỏ học đi chơi game từ đó có biện pháp giáo dục cụ thể các em.
Bản thân người thực hiện đề tài gửi danh sách cụ thể các em lên nhà trường để trong các buổi sinh hoạt tập thể có những động viên khuyến khích khen thưởng các em kịp thời nếu các em có sự tiến bộ. Đồng thời nhà trương tăng cường các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em.
Hàng tháng bản thân tôi có buổi gặp mặt giao lưu với các em nhằm theo giỏi sự tiến bộ của dưới các hình thức khác nhau và một phần hiểu hơn về hoàn cảnh của em nắm bắt được diễn biến tâm lí để có những giải pháp tiếp theo cho phù hợp.
b. Kết quả đạt đƣợc.
Sau một thời gian thực hiện và có những những biện pháp hỗ trợ cho các em nghiện game online tôi thu được kết quả như sau:
* Tỉ lệ thời gian chơi game online.
Trước khi chưa có những giải pháp động viên khuyến khích thì kết quả như sau:
25
Thời gian chơi Số lượng (45)/
Tỉ lệ%
Sau khi điều tra nhiều kênh thông tin như: từ các em nghiện game đến các bạn trong lớp và giáo viên chủ nhiệm cũng như sự theo giỏi của bản thân tôi đã thu được kết quả như sau:
Thời gian chơi Số lượng
(45) / tỉ lệ%
Nhìn vào số liệu ta thấy có sự chuyển biến lớn đối với các em nghiện game online các em đã giảm thời gian chơi. Mặc dù vẫn còn tình trạng một số em nghiện game online nhưng phần lớn có sự cố gắng trong đó đặc biệt có 3 em
ở lớp chính tôi chủ nhiệm hầu như giảm hẳn về chơi game online và có đến 25 em, chiếm tỉ lệ 55,5% thoát khỏi tình trạng nghiện game online. Chỉ còn lại 2 em nghiện nặng không thể bỏ được game online cũng một phần do hoàn cảnh
gia đình về nhà không có người quản lí các em này sống với ông bà đã già. Còn 44,5 % học sinh vẫn đang nghiện game online, những em này ở nhiều khối, lớp khác nhau nên rất khó khăn trong quá trình tập hợp, khuyên bảo và tạo các hoạt động vui chơi.
Mặc dù bản thân người thực hiện đề tài rất cố gắng thay đổi phương thức, đưa nhiều giải pháp khác nhau giúp các em thoát khỏi tình trạng nghiện game nhưng vẫn còn nhiều em chưa thoát khỏi tình trạng này điều đó chứng tỏ game online là một loại hình giải trí có tính kích thích và gây nghiện cao. Để làm được điều này đòi hỏi phải có thời gian và sự phối hợp, chung sức của toàn xã hội: gia đình, nhà trường và cộng đồng.
* Về kết quả học tập.
Kết quả học tập của các em trước khi thực hiện các giải pháp có điểm trung bình học cả năm của 2016- 2017 của các em là:
Điểm Số lƣợng (45)
/ Tỉ lệ %
Sở dĩ tôi đưa ra mốc điểm trên là vì trong quá trình điều tra nhận thấy trong số 45 em này không có em nào tổng kết điểm trung bình môn năm học dưới 4,5 điểm và trên 6,5 điểm.
Sau khi đưa ra các giải pháp giúp các em nghiện game online thu được kết quả của học kì I năm 2017- 2018 như sau:
Điểm Số lượng(45)/
Tỉ lệ%
Từ kết quả cho thấy kết quả học tập trước và sau khi đưa ra giải pháp là khác nhau, điểm từ 4,5 – 4,9 giảm từ 24,1% xuống còn 11,1%. Còn số lượng trên điểm trung bình tăng lên, trong đó đặc có 3 em có số điểm trên 6,5 điểm chiếm 6,7%. Điều này cũng dễ nhận thấy mỗi khi các em chơi game thì thời gian giành cho việc ngủ, học tập sẽ ít đi, các em lên lớp với tình trạng buồn ngủ, tiếp thu kiến thức kém nhưng giờ khi thời lượng chơi game online giảm xuống các em ngủ đủ giấc hơn, lên lớp đỡ không buồn ngủ nên tiếp thu bài dễ hơn. Ngoài ra cũng một phần nhờ vào sự động viên, khuyến khích của thầy cô nên các em có tinh thần để học tập để đạt kết quả cao hơn.
Nhìn vào số liệu học sinh dưới 5,0 điểm vẫn còn vì một số em chưa thoát khỏi tình trạng nghiện game online. Các em vẫn còn say sưa trong game thủ nên tinh thần học tập các em không có, ảnh hưởng lớn đến học tập.
Như vậy từ kết quả thu được sau khi đưa ra các giải pháp ta thấy nếu các em giảm được thời gian chơi game online thì không những kết quả học tập tốt
hơn mà các chỉ số về sức khỏe, trí tuệ, tinh thần các em cũng sẽ đạt được kết quả cao hơn.
28
Phần 3. KẾT LUẬN 3.1. Kết quả.
Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của game online đến trí tuệ và một số giải pháp cho học sinh THPT trên địa bàn – Thành phố Đồng Hới- Quảng Bình, chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
3.1.1. Thực trạng chơi game online ở học sinh THPT tại Đồng Hới-Quảng Bình
Tỉ lệ học sinh chơi game online: tổng số học sinh chơi game online là 726 học sinh, chiếm 76,58%. Số còn lại là 23,42%. Trong đó học sinh nam chơi nhiều hơn so với học sinh nữ.
Thời gian chơi: trong đó thâm niên chơi của người chơi giảm dần theo năm, học sinh chơi game online < 1 năm có tỉ lệ học sinh chơi cao nhất.
Lí do chơi game online: có rất nhiều lí do để chơi game online nhưng lí do để thư giãn chiếm tỉ lệ nhiều nhất và lí do về gia đình chiếm tỉ lệ ít nhất.
3.1.2. Ảnh hưởng của game online đến trí tuệ.
Chỉ số IQ: có sự khác nhau giữa cá nhóm đối tượng chơi game online. Trí nhớ: trí nhớ thị giác tăng dần theo thời gian chơi game online. Trong khi đó trí nhớ thính giác lại ngược lại, thời gian chơi game online càng dài thì trí nhớ thính giác càng giảm.
Khả năng chú ý: có sự giảm dần theo thời gian chơi game online nhưng không đáng kể.
3.1.3. Ảnh hưởng của game online đến kết quả học tập của học sinh. Có sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu. Trong đó nhóm
có kết quả học tập cao nhất là nhóm chơi game online với tần số thấp, tiếp đến là nhóm không chơi game online. Nhóm có kết quả học tập thấp nhất là nhóm nghiện game online.
3.1.4. Giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của game online.
Kết quả thu được sau thực nghiệm sư phạm cho những em nghiện game online: Khi thời gian chơi game online ít đi thì kết quả học tập cũng như sức khỏe và trí tuệ được nâng lên và cải tiến rõ rệt.
29
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Qua nghiên cứu về thực trạng về game online của học sinh. Chúng tôi nhận thấy số lượng học sinh chơi game online là rất lớn, nên cần có một nghiên cứu trên quy mô lớn hơn, để có một cách nhìn tổng quát về thực trạng chơi game online tại Quảng Bình.
3.2.2. game online có những ảnh hưởng nhất định đến trí tuệ cũng như học tập của học sinh tùy theo cách sử dụng thời gian như thế nào cho hợp lí. Vì vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn và toàn diện về ảnh hưởng của game online đến trí tuệ của học sinh.
3.2.3. Ảnh hưởng của game online không chỉ cho một vài đối tượng mà ảnh hưởng sâu rộng trên toàn xã hội vì vậy tất cả cá nhân, gia đình và xã hội phải cùng phối hợp để game online mang lại những lợi ích tốt cho xã hội mà không còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như trí tuệ của mọi người.
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Thông tin và Truyền thông, Công văn 2858/BTTTT-Ttra (2010),
“Về việc chỉ đạo thanh tra Online Game, quản lý đại lý Internet, thông tin thuêbao di động trả trước và phát tán tin nhắn rác”.
2. Sở Giáo dục Hà Nội (2007), Công văn số 2645/SGD&ĐT-KHCN,
“Về Quản lý, giáo dục học sinh về Internet, Game Online trong trường học”.
3. Đỗ Hồng Anh (1991), “Tình hình dùng test tâm lý ở Việt Nam”, Nghiên cứu giáo dục, (số 10), tr. 44 - 45.
4. Lê Thị Kim Anh, Nguyễn Hoàng Giang, Đỗ Văn My và cs (2009), “Thực trạng chơi game trực tuyến của ba trường THCS tại Hà Nội”, Tạp chí y tếcông cộng, (số 20).
5. Tiêu Hồng Anh, Phạm Tuấn Dương, Đặng Hải Ninh (2013), “Ngăn chặn tình trạng học sinh nghiện game online”, Nghiên cứu khoa học, Trường
THPT chuyên Tuyên Quang.
6. Alyssa Nguyen Phuc (2009), “Sự khác biệt giữa các vùng của não bộ ở nam và nữ trong khi chơi trò chơi video”, Nghiên cứu khoa khọc, Sinh viên ngànhtâm lý- khoa học thần kinh, Đại học Yale, Hoa Kỳ.
7. Trịnh văn Bảo (1994), “Nghiên cứu thăm dò một số chỉ số di truyền và chỉ số sinh học có liên quan ở một số học sinh năng khiếu”, Đề tài KX – 07 – 07,
Hà Nội.
8. Đỗ Hồng Cường (2009), “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trung học cơ sở các dân tộc tỉnh Hoà Bình”, Luận án tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
9. Lê Minh Hà (2000), “Một số quan điểm về trí nhớ”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (số 11), tr. 15 - 16.
10. Nguyễn Thị Bích Hà (2006), “Tác động của game online đến thanh thiếu niên”, Báo cáo khoa học, Trường đại học quốc gia Hà Nội, Trung tâm nghiêncứu về phụ nữ.
11. Nguyễn Thị Thanh Hằng, Bùi Thị Huệ, Võ Thị Nhã (2009), “Bước đầu
nghiên cứu về thực trạng “nghiện internet” của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận Hải Châu và Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng”, Công trình tham gia Hội Nghị sinh viên nghiên cứu khoa học Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng.
12. Ngô Công Hoàn (1991), “Một số kết quả nghiên cứu sự phát triển trí tuệ ở học sinh phổ thông”, Thông tin khoa học giáo dục (số 26), tr. 15 - 20.
13. Đặng Minh Hoàng (2015), “Tác động của game online nhập vai online đến đời sống của sinh viên hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa văn hóa học,Trường đại học văn hóa Hà Nội.
14. Trần Thị Loan (2002), “Nghiên cứu thể lực và trí tuệ của học sinh từ 6 - 17 tuổi tại Quận Cầu Giấy - Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Phương Thảo (2008), “Tác động của Game online đối với việc học tập và nâng cao kiến thức của học sinh đô thị hiện nay”, Luận văn Thạc Sĩ-Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
16. Nguyễn Quang Uẩn (1994), “Bàn về bản chất, cấu trúc và các giai đoạn phát triển của năng lực trí tuệ”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tiếng Anh
17. Harris, MB & Williams, R (1985), “Video games and school performance”,
Education, 105(3), 306-309.
18. Kimberly Young, (2009), Understanding Gaming Online Addiction and Treatment Issues for Adolescents. The American Journal of Family Therapy, Volume 37, 355-372.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CHƠI GAME ONLINE
Phiếu này được thực hiện nhằm thu thập số liệu cho nghiên cứu về “ảnh hưởng của Game online (G.O) đến trí tuệ và một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của game online lên sự phát triển học sinh”. Ngoài ra không phục vụ cho mục đích nào khác. Vì vậy mọi thông tin thu thập được đảm bảo tính bí mật.
Mong nhận được sự hợp tác trung thực từ các em.
Họ và tên:………Lớp………Nam, Nữ……...
Hãy vui lòng đánh dâu (×) vào ô bạn chọn hoặc điền thông tin vào ô thích hợp
1. Em có tham gia chơi game online không?
□ Có □ Không
2. Em đã chơi G.O được (tính đến thời điểm này):
□ < 1năm. □ 1-3 năm. □ 3 -5 năm. □ > 5 năm.
3. Thời gian cho mỗi lần chơi trung bình là:
□ < 1h. □ 1h – 3h. □ 3h – 5h. □ 5h – 12h. □ > 12h.
4. Em đã từng chơi liên tục lâu nhất trong thời gian là: ……….. h.
5. Lí do mà em nghiện chơi G.O (có thể chọn nhiều lí do)
□Để giải trí thư giãn □Thích nhập vai các nhân vật
□ Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo □Chơi cho biết
□Chán gia đình □Thích sống trong thế giới ảo
□Do sự hấp dẫn của trò chơi □Rảnh rỗi
□Để giao tiếp và mở rộng quan hệ bạn bè □Lí do khác
6. Điểm kiểm tra học kì II năm học 2016-2017... 7. Điểm tổng kết trung bình năm học 2016- 20117...
PHIẾU ĐIỀU TRA TRÍ NHỚ
A. Ghi đầy đủ các thông tin đưới đây
- Họ và tên : ... Lớp... B.Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
1.Trí nhớ thị giác: Hãy ghi lại những số nhớ được ( không cần viết theo thứ tự ) ... . ... . ... . ... . ...
2. Trí nhớ thính giác: Hãy ghi lại những số nhớ được ( không cần viết theo thứ tự ) ... . ... . ... . ... . ... Tổng điểm trí nhớ thị giác:... Tổng điểm trí nhớ thính giác:...
BẢNG TEST TRÍ NHỚ THỊ GIÁC
BẢNG TEST TRÍ NHỚ THÍNH GIÁC