Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) biện pháp điều chỉnh hành vi hiếu đông thái quá cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non thị trấn yên lạc (Trang 25 - 29)

phẩm.

Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thấy rằng hoạt động tạo ra sản phẩm là những hoạt động có hiệu quả tốt trong việc điều chỉnh hành vi hiếu động của trẻ. Khi tổ chức các hoạt động khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm và để trẻ thấy

được thành quả của mình sẽ kích thích trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực và tập trung chú ý cao. Đặc biệt là khi những sản phẩm của trẻ được đem ra trưng bày, trang trí lớp hoặc sử dụng vào các hoạt động học tập khác sẽ khiến trẻ thấy được những cố gắng của mình và có ý thức tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động tiếp theo.

Trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo là vô cùng phong phú và độc đáo, những sản phẩm của trẻ làm ra có thể được dùng vào các hoạt động chơi khác nhau phù hợp sẽ khiến buổi chơi trở nên hấp dẫn hơn đối với trẻ. Không những vậy, việc tạo ra nhiều sản phẩm còn rèn luyện cho trẻ rất nhiều đức tính tốt như kiên trì, biết tôn trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình hay người khác làm ra.

Công việc đầu tiên cần làm là tạo môi trường chơi cho trẻ, có thể là tạo những góc chơi mở, tận dụng những mảng tường trống, những giá đồ chơi để tạo các góc chơi và một số bảng trang trí lớp, bảng trưng bày sản phẩm… Góc hoạt động được thiết kế phù hợp với chiều cao, tầm với của trẻ để trẻ có thể dễ dàng lấy, cất, trưng bày sản phẩm của mình. Các góc chơi có liên kết mật thiết với nhau để trẻ dễ dàng di chuyển và qua mỗi buổi chơi trẻ có thể tạo ra nhiều sản phẩm và trưng bày ở nhiều góc khác nhau.

Tiếp theo là hướng dẫn trẻ hoạt động để tạo ra sản phẩm. Giáo viên cần chuẩn bị cho trẻ nhiều đồ dùng, vật liệu khác nhau để trẻ sử dụng như: giấy bìa, hột hạt, sỏi, dây kim tuyến… cũng có thể tận dụng những vật liệu đã qua sử dụng hoặc bỏ đi như vỏ hộp bánh, lon coca, đĩa ăn một lần, que kem… và hướng dẫn trẻ thao tác với những đồ vật đó. Trò chuyện, để gợi ý cho trẻ tưởng tượng ra có thể làm được những gì từ những vật liệu đó, hoặc hướng dẫn trẻ làm một đồ chơi cụ thể nào đó.

Ví dụ: Cô giáo hướng dẫn trẻ gấp con bướm từ giấy họa báo hoặc từ túi nilong,

hướng dẫn, làm mẫu cho trẻ xem để trẻ nắm được cách làm. Những trẻ hiếu

động là những trẻ gặp nhiều khó khắn trong việc thực hiện các vận động tinh và cần sự khéo léo. Vì vậy trong khi trẻ làm, giáo viên cần để ý đến trẻ, hướng dẫn tận tình cho trẻ để trẻ có thể tạo ra được sản phẩm. Trong quá trình làm ra sản phẩm, khi mãi không thực hiện được, trẻ dễ tỏ ra chán nản, giáo viên cần động viên, khuyến khích trẻ để trẻ tiếp tục thực hiện. Sản phẩm ban đầu trẻ làm ra có thể chưa đẹp lắm, nhưng giáo viên cần tỏ ra nhẹ nhàng động viên trẻ lần sau cố gắng hơn, khen trẻ vì đã làm được sản phẩm rất dễ thương. Đối với những trẻ hiếu động mà đã kiên trì tạo ra được sản phẩm, giáo viên nên trưng bày sản phẩm của trẻ và khen trẻ trước lớp rằng trẻ đã rất cố gắng và hoàn thành được sản phẩm, được cô khen cùng với sự động viên của cả lớp sẽ tạo cho trẻ thêm động lực để trẻ tiếp tục cố gắng hơn trong các hoạt động tiếp theo.

Ảnh cháu Khánh Duy không chú ý nên loay hoay mãi không gấp được con bướm

Ảnh cháu Khánh Duy khi được cô giáo động viên, khích lệ cháu đã gấp được con bướm

Các hoạt động tạo ra sản phẩm khi tổ chức cho trẻ cần đơn giản và dễ thực hiện, dần dần mới tăng độ phức tạp lên.

Ví dụ: Ban đầu giáo viên có thể tổ chức cho trẻ làm những con vật từ những

chiếc đĩa ăn một lần và giấy màu, xốp màu mỏng… Giáo viên gợi ý cho trẻ về hình dáng của các con vật có thể làm được từ những chiếc đĩa đó như con cá, con bạch tuộc, con gấu hoặc chú cú mèo. Làm con cá thì chỉ cần dán hai cái vây và đuôi bằng giấy nhiều màu, dùng bút dạ màu vẽ cho con cá đôi mắt hình tròn, vậy là đã được một chú cá có màu sắc đẹp và đáng yêu; khó hơn trẻ có thể làm con bạch tuộc bằng cách xe những dải giấy màu dán thành những chiếc xúc tu nhiều màu, vẽ thêm khuôn mặt cho các chú bạch tuộc thêm sinh động… Tất cả những sản phẩm trẻ tạo ra sẽ được ghi tên và treo ở các góc hoặc trưng bày ở khu vực ngoài cửa lớp để phụ huynh cũng có thể “chiêm ngưỡng” sản phẩm mà trẻ tạo ra. Khi đó trẻ ở lớp vừa nhận được sự động viên của cô giáo, của các bạn, vừa nhận được lời khen của phụ huynh, sẽ làm trẻ hứng thú với những hoạt động của cô, chuyển từ những vận động hỗn loạn sang những hoạt động có định hướng và mục đích rõ ràng. Giáo viên cũng có thể nhờ phụ huynh cho trẻ mang đến lớp những vật dụng không còn dùng nữa để cô và trẻ tận dụng và tạo ra sản phẩm phục vụ quá trình học tập và vui chơi của trẻ. Từ đó phụ huynh có thể hiểu hơn về công việc của giáo viên cũng như quá trình học tập của con em mình ở trường, từ đó có những phối hợp với giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ.

tích cực trong việc tổ chức các hoạt động tạo ra sản phẩm cho trẻ, sưu tầm các đồ dùng, vật liệu sẵn có để hướng dẫn trẻ hoạt động. Tôi luôn tỏ ra nhẹ nhàng, ân cần khi hướng dẫn trẻ hiếu động làm ra sản phẩm vì những trẻ này gặp khó khăn với những vận động đòi hỏi sự tập trung, khéo léo và kiên trì. Chú ý quan sát trẻ để kịp thời hướng dẫn, động viên trẻ thực hiện tới cùng công việc.

Khi sử dụng biện pháp này tôi thấy trẻ có những hành động tích cực hướng vào một việc làm cụ thể, thích thú với những gì mình tạo ra, hình thành niềm say mê với công việc.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) biện pháp điều chỉnh hành vi hiếu đông thái quá cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non thị trấn yên lạc (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w