6.Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
37
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sách giáo khoa, Lược đồ, tranh ảnh, máy tính, máy chiếu…
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Khi tôi chỉ chú ý đến kênh chữ trong sách giáo khoa mà coi nhẹ đến việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nói chúng và bản đồ nói riêng thì hiệu quả bài học không cao.Tiết học trầm lắng, học sinh không hào hứng học tập .Nhiều em không biết đọc lược đồ lịch sử. Do đó không phát huy được tính tích cực,tự giác và tư duy của học sinh.Nhiều em không nhớ kĩ, hiểu sâu các sự kiện lịch sử.Việc giáo dục tư tưởng tình cảm,thẩm mĩ cho học sinh còn hạn chế.
*Với một số kinh nghiệm trên ứng dụng vào giảng dạy trong những năm gần
đây, tôi đã thu được những kết quả nhất định. Đó là:
- Truyền đạt và khắc sâu cho học sinh những kiến thức cơ bản. Bài học nhẹ nhàng như những câu chuyện Lịch sử, lôi cuốn, thu hút học sinh, tránh được sự khô khan, buồn tẻ, nhàm chán. Không khí một buổi học Lịch sử sôi nổi. Qua những câu hỏi đàm thoại gợi mở tôi đã tạo nên được sự gần gũi thân thiện giữa giáo viên với học sinh. Học sinh dễ tiếp thu bài, nhớ lâu kiến thức. Nhiều học sinh đã thuộc bài ngay tại lớp. Bởi vì cuối giờ học tôi thường dành thời gian để củng cố kiến thức bài học, cho học sinh trình bầy lại những kiến thức cơ bản trên lược đồ. Nhiều em đã lên bảng trình bầy đầy đủ, mạch lạc rõ ràng. Phần lớn học sinh đã đọc lược đồ như đọc sách Lịch sử và biết sử dụng lược đồ.
- Khi hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nói chung và bản đồ nói riêng tôi đã phát triển được khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cho
38
học sinh. Các em suy nghĩ, tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng cụ thể. Khi trình bày về diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch Biên giới thu đông 1950, tiếng công đông xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ… nhiều học sinh có thể tường thuật hay như một hướng dẫn viên .
- Hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ giáo khoa còn phát huy được tư duy, tính tích cực học tập của học sinh, giúp học sinh hình thành được các khái niệm Lịch sử, nắm vững quy luật sự phát triển xã hội. Chẳng hạn khi tìm hiểu về các chiến dịch giúp học sinh không chỉ biết về người lãnh đạo, địa bàn hoạt động, chiến thuật, diễn biến, kết quả mà còn hiểu được khái niệm đánh du kích, quy luật có áp bức thì có đấu tranh.
- Hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ giáo khoa, tôi đã rèn cho học sinh được kỹ năng làm bài tập thực hành, bởi vì khi chuẩn bị bài các em đã tự sưu tầm tài liệu nghiên cứu những kênh hình có trong bài học, do đó sẽ phát huy được tính chủ động lĩnh hội kiến thức. Qua bài học tôi còn rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, đọc lược đồ, vẽ lược đồ, vẽ biểu đồ và chân dung những nhân vật Lịch sử.
- Hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ giáo khoa tôi đã giáo dục được tư tưởng, tình cảm,và thẩm mĩ cho học sinh. Đó là lòng kính trọng và tự hào đối với các vị anh hùng dân tộc (Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh), căm thù bọn xâm lược và chiến tranh, có ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
- Qua nhiều năm giảng dạy, các lớp do tôi phụ trách đã đạt kết quả cao. + Tổng kết cuối kì và cuối năm của các lớp đều đạt trên 90%, trong đó có nhiều học sinh đạt điểm khá, giỏi. Tỷ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi từ 50% trở lên.
+Tỷ lệ tốt nghiệp trên 90%
+ Nhiều em học sinh đi thi học sinh giỏi môn Lịch sử tỉnh đã đạt giải cao
(Giải nhì,ba của tỉnh).
Như vậy với phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ trong sách giáo khoa lớp 12 chương trình chuẩn nêu trên, có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và phát triển học sinh, đổi
39
mới phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục ở Trường trung học phổ thông.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi về hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12. Muốn hướng dẫn học sinh khai thác tốt bản đồ, người giáo viên phải có niềm say mê nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn lịch sử cao,vốn hiểu biết văn hoá chung phong phú, có óc tổ chức, lòng yêu trò, phải tuân thủ các nguyên tắc của lí luận dạy học bộ môn. Điều quan trọng là cần phát huy cao nhất năng lực tư duy, tính tích cực của học sinh trong học tập bằng việc quan sát, phân tích bản đồ giáo khoa Lịch sử.
Tôi mong muốn được nhà trường, Sở giáo dục trang bị nhiều tài liệu hơn về các kênh hình trong sách giáo khoa để giáo viên hiểu rõ về nội dung và sử dụng đạt hiệu quả cao.
Kinh nghiệm còn ít,trong quá trình thực hiện đề tài này,tôi khó tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong quý thầy cô nhận xét, góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện, nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Đạt loại khá
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Số
Họ và tên học sinh TT
1 Đỗ Thị Ngọc Ánh
2 Nguyễn Thị Ngọc Ánh
3 Nguyễn Văn Dân
4 Trần Thị Mỹ Duyên
40
5 Nguyễn Xuân Dương
6 Triệu Thị Linh Giang
7 Trần Thị Thu Hà
8 Hoàng Thị Hậu
9 Trần Thị Hiền
10 Nguyễn Minh Hiếu
11 Lộc Thị Ngọc Hoa
12 Nguyễn Thị Hồng
13 Hoàng Thị Lan Hương
14 Nguyễn Thị Thu Hương 12A9
15 Lê Thị Kim Lan
16 Lê Thị Thùy Lan
17 Đặng Thị Ngọc Linh
18 Nguyễn Thị Thùy Linh
19 Hà Thị Ngân
20 Trần Thị Hồng Ngọc
21 Lưu Quang Nguyên
22 Hoàng Thị Tuyết Nhung 12A9
23 Hà Thị Phượng
24 Nguyễn Văn Sơn
25 Đỗ Thị Phương Thảo
26 Trần Phương Thảo
27 Nguyễn Minh Thu
28 Bùi Kiều Trang
29 Khổng Huyền Trang
30 Phạm Thị Huyền Trang 12A9 31 Nguyễn Thị Bạch Tuyết 12A9
41
32 Trần Thị Vân 33 Dương Thế Vinh
34 Nguyễn Thị Kim Xuyến
Số Tên tổ
TT chức/cá nhân
1 Lùng Thị Mý
..., ngày...tháng...năm...
Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Lùng Thị Mý